Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 42 Tập 2 - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 42 Tập 2 Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Thể hiện qua hoạt động làm việc cặp đôi và nhóm trong hoạt động Hình thành kiến thức và Luyện tập.…

2. Năng lực đặc thù

Phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa.

3. Về phẩm chất

Thể hiện tình yêu đối với tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: Kích hoạt được hiểu biết kiến thức nền liên quan đến nội dung bài học. Xác định được nội dung bài học và nhiệm vụ học tập tiếng Việt cần thực hiện.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Cho ví dụ sau:

Chồng người vác giáo săn heo

Chồng em vác đĩa săn mèo khắp mâm

Em có nhận xét gì về hàm ý của ví dụ trên.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- Học sinh trả lời.

- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.

- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Câu ca dao nói lên sự khác biệt và so sánh giữa hai người chồng. Người chồng vác giáo săn heo, tượng trưng cho người nam giới chăm chỉ, nỗ lực kiếm tiền để lo gia đình. Trong khi đó, người chồng vác đĩa săn mèo, cho thấy sự lười biếng, không chịu trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng gia đình. Câu ca dao này khuyên nhắc rằng sự chăm chỉ và trách nhiệm là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

GV ghi nhận ý kiến của HS, sau đó, giới thiệu nội dung bài học và nhiệm vụ HT.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục đích: Trình bày được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ:

HS đọc nội dung ở phần Tri thức tiếng Việt (SGK, tr. 24 – 25), gạch chân những từ khoá quan trọng để thực hiện nhiệm vụ sau: Trình bày đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận

Nói mỉa là biện pháp tu từ sử dụng cách diễn đạt có nghĩa tường minh khác với điều người nói, người viết muốn thể hiện, nhằm bộc lộ thái độ mỉa mai, châm biếm, tạo hiệu quả hài hước cho văn bản. Nói mỉa thường được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày và trong sáng tác văn chương, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng.

Ví dụ:

Chuột chù chê khỉ rằng hôi

Khỉ mới trả lời: Cả họ mày thơm

(Ca dao)

Lưu ý: Ý nghĩa mỉa mai cũng có thể được thể hiện trong cách nói nghịch ngữ.

Ví dụ: Những tiếng “Hắn đấy!” hay “Xem hắn kìa!” là những lời chào mừng kín đái và kính trọng mà chúng tôi thường gặp dọc đường. (Nguyễn Ái Quốc, Vi hành).

Trong ví dụ trên, ý nghĩa mỉa mai được thể hiện qua sự kết hợp để làm bật lên tính mâu thuẫn, đối lập giữa những lời chào mừng kín đáo và kính trọng với những tiếng “Hắn đấy!” hay “Xem hắn kìa!”.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức để làm bài tập trong sgk

c. Sản phẩm: Bài làm của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện các bài tập 1, 2, 3 trong sgk

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiến hành thảo luận theo nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ những nhóm gặp khó khăn.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét cách HS thảo luận nhóm, từ đó, kết luận về những điều cần lưu ý khi giao tiếp và hợp tác trong quá trình thảo luận nhóm.

- GV nhận xét nội dung giải quyết các bài tập của HS theo các định hướng tham khảo sau:

Bài tập 1:

“Ông nhà báo nói một cách quả quyết như những nhà văn sĩ cấp tiến”: Những lời nhà báo vừa nói (Gia đình tôi thì cứ phải theo cổ…) thật sự không hề “cấp tiến” mà ngược lại rất hủ lậu.

“Đúng như tính tình khôn ngoan của một thiếu nữ trẻ tuổi như cô ta”: Thiếu nữ trẻ tuổi thường bồng bột, ngây thơ, nông nổi, A-mê-li-a cũng vậy. Chính vì không khôn ngoan nên A-mê-li-a bị Rê-béc-ca lừa gạt, tin vào tình bạn của cô đối với mình.

“Giô thật là một con hươu đầu đàn lẫm liệt, vì anh ta ngồi rất bình thản trên xe tự điều khiển lấy đôi ngựa xám của mình”: Với giới thượng lưu Anh thế kỉ XIX thì chuyện tự điều khiển xe ngựa là chuyện bình thường, nhưng với Giô thì việc điều khiển xe lại “lẫm liệt” vì anh ta quá béo, lười biếng và thụ động.

Mâu thuẫn giữa sự “bình yên” của hạt Xuân Trường và vị tri phủ chỉ quen làm việc bằng tiền, cho thấy sự nhiễu nhương, thối nát của xã hội giấu dưới vẻ ngoài bình thường, êm ả.

Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa: Bộc lộ thái độ mỉa mai, châm biếm, tạo hiệu quả hài hước cho VB.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học