Giáo án bài Tác gia Hồ Chí Minh - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Tác gia Hồ Chí Minh Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

2. Năng lực đặc thù

- Chỉ ra được sự thống nhất giưa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, sự chi phối của quan niệm sáng tác đến các tác phẩm Người viết ra.

- Lí giải được tính đa dạng của di sản văn học Hồ Chí Minh, những điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Người.

- Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để sưu tầm các bài viết về cuộc đời và sự nghiệp văn học cùa Hồ Chí Minh.

3. Về phẩm chất

Biết thể hiện lòng tôn kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước và có ý thức học tập, phấn đấu noi gương sống vì dân, vì nước của Người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS xem video về chủ tịch Hồ Chí Minh: http://thcshoangnong.daitu.edu.vn/tai-nguyen/video-clip/tu-lieu-ve-bac-ho.html

- GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy đọc một câu thơ/ câu văn/ câu nói của Hồ Chí Minh mà em thích. Cho biết vì sao em thích câu thơ/ câu văn/ câu nói đó của Người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại và cũng là một tác gia văn học lớn. Người đã để lại một di sản văn học đồ sộ, phục vụ đắc lực cho quá trình đấu tranh cách mạng. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

a. Mục tiêu: Chỉ ra được sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, sự chi phối của quan niệm sáng tác đến tác phẩm của Người.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến Người.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoàn thành PHT

Sự nghiệp cách mạng

Sự nghiệp văn học

Mục tiêu:

Mục đích sáng tác:

Phạm vi, tầm vóc:

Chất liệu:

Thành tựu:

Sự nghiệp:

Nhận xét:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

*NV2: Sự chi phối quan điểm sáng tác đến các tác phẩm Người viết ra

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS làm việc theo cặp đôi: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh chi phối thế nào đến nội dung, thể loại và phong cách sáng tác của Người?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

1. Sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh

* Sự nghiệp sáng tác:

- Mục tiêu của hoạt động cách mạng: Đấu tranh vì hoà bình dân tộc.

- Phạm vi, tầm vóc của hoạt động cách mạng: Trên phạm vi toàn cầu, rất phong phú và nhiều trải nghiệm.

- Thành tựu: lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam kháng chiến giành tự do cho dân tộc, có uy tín quốc tế rất cao.

* Sự nghiệp văn học:

- Mục đích sáng tác: Thơ văn phục vụ cho đấu tranh cách mạng.

- Chất liệu sáng tác: được cung cấp từ cuộc đời hoạt động cách mạng.

- Sự nghiệp trước tác: Sáng tác nhiều thể loại như văn chính luận, truyện, kí, thơ.

➔ Nhận xét: Sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh có mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ, cùng hướng đến một mục đích là giải phóng dân tộc Việt Nam.

2. Sự chi phối quan điểm sáng tác đến các tác phẩm Người viết ra

Quan điểm sáng tác văn chương để phục vụ đấu tranh giải phóng dân tộc ảnh hưởng đến:

- Nội dung: Tuyên truyền đấu tranh cách mạng, khẳng định độc lập dân tộc.

- Thể loại: Lựa chọn các thể loại có thể chuyển tải được nội dung trên, đặc biệt là văn chính luận.

- Phong cách sáng tác: Đa dạng ở cấu trúc, ngôn ngữ, giọng điệu. Văn chính luận đanh thép, truyện và kí khi thì dung dị, lúc hóm hỉnh, châm biếm. Thơ bình dị, dễ hiểu, kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học