Giáo án bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi - Giáo án Ngữ văn lớp 12

1. Kiến thức

Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

2. Kĩ năng

Vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh...để làm bài văn nghị luận văn học.

3. Thái độ, tư tưởng

Cần phân biệt được yêu cầu của các dạng đề cơ bản của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.

1. Giáo viên

Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.

2. Học sinh

Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.

GV nêu câu hỏi gợi ý, HS trả lời. GV chỉnh sửa những phát biểu sai, củng cố kiến thức cần thiết và tổng kết.

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ................................

2. Kiểm tra bài cũ

- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt  từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm?

- Diễn biến tâm trạng của Tràng khi đưa người vợ nhặt về nhà?

- Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ như thế nào? Phát biểu cảm nhận của em về hình ảnh của người mẹ này?

- Nhận xét về nghệ thuật của tác phẩm?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

- Ở lớp 11, các em đã được học: Đặc trưng của các thể loại VH.

- Các em vừa biết cách vận dụng các đặc trưng của thể loại thơ để làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Yêu cầu HS nhắc lại những đặc điểm của thể loại truyện.(Cốt truyện, nhân vật, những chi tiết, sự kiện, biến cố, cách kể, ngôn ngữ).

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV yêu cầu HS đọc đề 1,2 SGK  và nêu đối tượng nghị luận ở các đề bài trên .

 

Yêu cầu HS xem gợi ý đã trình bày ở SGK, phần tìm hiểu đề.

 

 

 

* Cho HS làm việc theo nhóm: lập dàn ý các đề bài trên

 

 

 

* GV bổ sung, hoàn chỉnh nội dung và nhận xét tinh thần học tập của các nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV  thực hiện thao tác như với đề 1

 

 

* Cho HS làm việc theo nhóm: lập dàn ý các đề bài trên

 

 

* GV bổ sung, hoàn chỉnh nội dung và nhận xét tinh thần học tập của các nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

?Xác định đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.

 Qua những bài thực hành trên, hãy nêu đối tượng, nội dung của một bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi?

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

Nghệ thuật châm biếm đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.

Học sinh hoạt động nhóm, đại diện trình bày.

GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

1. Tìm hiểu đề, lập dàn ý

Đề 1: Phân tích truyện ngắn "Tinh thần thể dục" của  Nguyễn Công Hoan.

a. Tìm hiểu đề

- Nội dung: toàn bộ nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.

- Thể loại: Phân tích là chính, có kết hợp với giải thích, chứng minh, bình luận...

- Tư liệu dẫn chứng: truyện ngắn Tinh thần thể dục.

b. Lập dàn ý

A. Mở bài

Giới thiệu truyện ngắn với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

B. Thân bài

- Đặc sắc của kết cấu truyện: Truyện gồm những cảnh khác nhau tưởng như rời rạc nhưng đều tập trung biểu hiện chủ đề: bọn quan lại cầm quyền cưỡng bức dân chúng, thực hiện ý đồ bịp bợm, đen tối.

- Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện: mâu thuẫn giữa tinh thần thể dục và cuộc sống khốn khổ, đói rách của ND.

- Ngôn ngữ truyện:

+ Ngôn ngữ người kể chuyện: rất ít lời...

+ Ngôn ngữ các nhân vật: tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng thân phận và trình độ của họ (dẫn chứng:...)

- Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán:

+ ND truyện bắt nguồn từ hiện thực xã hội ⇒ Giá trị HT sâu sắc

+ Châm biếm, phê phán bằng bút pháp trào phúng.

* Kết bài: Đóng góp của tác phẩm đối với VHHT phê phán, đối với nền VH:

Đề 2

a. Tìm hiểu đề

- Nội dung: sự khác nhau về từ ngữ và giọng văn của hai tác phẩm Chữ người tử tù Hạnh phúc của một tang gia.

- Thể loại: Phân tích, giải thích.

- Tư liệu dẫn  chứng: hai tác phẩm.

b. Dàn ý:

A. Mở bài: SGK

B. Thân bài

- Khác nhau về từ ngữ:

+ Nguyễn Tuân: sử dụng nhiều từ Hán Việt, từ cổ để dựng lại một vẻ đẹp xưa, một con người tài hoa, khí phách, thiên lương. (dẫn chứng)

+ Vũ T Phụng: ngôn ngữ trào phúng: nhiều từ khẩu ngữ, nhiều cách chơi chữ...(dẫn chứng)

- Khác nhau về giọng văn:

+ “CNTT”: cổ kính, trang trọng → ca ngợi, tôn vinh.

+ “HPCMTG”: mỉa mai, giễu cợt → phê phán tính chất giả dối, lố lăng đồi baị của XH.

- Giải thích: Việc dùng từ, chọn giọng văn phải phù hợp với chủ đề của truyện và thể hiện đúng tư tưởng, tình cảm của tác giả.

C. Kết bài: Đánh giá chung

2. Đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. 

 Ghi nhớ: SGK

3. Luyện tập

a. Nhận thức đề

Yêu cầu nghị luận một tác phẩm: Nghệ thuật châm biếm đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.

b. Các ý cần khai thác:

- Sáng tạo tình huống: nhầm lẫn

- Tác dụng của tình huống: miêu tả chân dung Khải Định mà không cần y xuất hiện, từ đó làm rõ thực chất những ngày trên đất Pháp của vị vua An Nam này, đồng thời tố cáo cái gọi là “văn minh”, “khai hóa” của thực dân Pháp.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Phần ghi nhớ (SGK).

5. Dặn dò

- Tự đặt một số đề và phân tích, tìm ý cho bài viết.

- Soạn bài mới: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 chuẩn, mới nhất khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học