Giáo án bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Lớp 12 - Giáo án Ngữ văn lớp 12

- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 theo hai nội dung:  Đọc hiểu và Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. Từ đó đánh giá kết quả học tập môn Ngữ  văn của học sinh cuối năm lớp 12 nhằm định hướng, giúp các em học tập tốt hơn để đạt hiệu quả cao trong  kì thi THPT QG sắp tới.

- Trọng tâm: cụ thể đề kiểm tra nhằm đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng của học sinh theo các chuẩn sau:

+ Vận dụng tổng hợp kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản.

+ Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận,  kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản nghị luận.

Làm bài nghị luận xã hội: Viết đoạn văn khoảng 100 chữ, nghị luận về một tư tưởng đạo lí đặt ra ở phần đọc hiểu văn bản.

Làm bài nghị luận văn học: Vẻ đẹp hình tượng  nhân vật Tnú trong truyện ngắn ″Rừng xà nu″ (Nguyễn Trung Thành).

- Hình thức: Tự luận

- Thời gian làm bài: 120 phút

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Nêu và chỉ ra hiệu quả của  biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản; trình bày quan điểm cá nhân.

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

5

2

2,5

25

3

3,0

30

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1

Nghị luận xã hội.  Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản.

Hiểu được nội dung câu nói.

Bình luận vấn đề. Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Số câu

Số điểm 

Tỉ lệ %

 

0,5

5

 

1,5

15

1

2,0

20

Câu 2

Nghị luận văn học. Các kiểu văn bản và tạo lập văn bản.

Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Giải thích ý kiến.

Phân tích vẻ đẹp sử thi và tính cách riêng biệt, độc đáo của nhân vật Tnú.

Đánh giá khái quát. Bài viết sáng tạo.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

 

1,0

10

 

3,5

35

 

0,5

5

1

5,0

50

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

 

0,5

5

 

4,0

40

 

5,0

50

 

0,5

5

5

10,0

100

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 12

NĂM HỌC 20….- 20…… – MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 90 phút ( Đề gồm 05 câu)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè, và tinh thần. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần – đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy sướt, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn.

        Bạn chớ tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau. [...]

        Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình [...]

        Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình. [...]

       Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng. [...]

      Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.

(Trích bài phát biểu Sống trọn vẹn từng ngày của tổng giám đốc Tập đoàn Cocacola; Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.   Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ? (0,5 điểm)

Câu 2.  Nêu và chỉ ra hiệu quả của 02 biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản? (1,5 điểm)

Câu 3.Theo anh/chị,vì sao so sánh mình với người khác lại là cách chúng ta hạ thấp mình? (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (100 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai.

Câu 2 (5,0 điểm)

Nhậnxét về nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: Tnú là nhân vật đậm màu sắc sử thi mà vẫn có tính cách riêng biệt, độc đáo.

Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 12

I. LƯU Ý CHUNG:

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

- Học sinh có nhiều cách khác nhau để khai thác đề song phải đảm bảo yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.(Về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận, có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt. Văn viết có cảm xúc. Không mắc lỗi về chính tả, diễn đạt, dùng từ. Về kiến thức: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản trong đáp án.)

- Thí sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt, vẫn cho điểm tối đa.

- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.

II. ĐÁP ÁN:

1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

0,5

2

Chỉ ra được 02 biện pháp nghệ thuật chính:

+ So sánh (cuộc đời như một trò chơi tung hứng; công việc là quả bóng cao su; gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần là những quả bóng bằng thủy tinh) ⇒Lối so sánh hình tượng này giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về các giá trị sống quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

+ Lặp cấu trúc câu (Bạn chớ tự hạ thấp/ chớ để/ chớ đặt/ chớ quên..... ) khẳng định, nhấn mạnh ý thức, vai trò của bản thân trong cuộc đời.

0,75

 

0,75

3

– Khi đem ra so sánh mình với người khác, cả người so sánh và cả người bị đem ra so sánh đều bị tổn thương và không được tôn trọng.

– Hãy biết trân trọng những gì mình có bởi mỗi người  là một cá nhân đặc biệt; chúng ta hãy sống cuộc sống trọn vẹn của chính mình.

0,5

0.5

2. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục.

- Đoạn văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Yêu cầu về kiến thức:

Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dưới đây chỉ là những định hướng cơ bản:

Ý

Nội dung

Điểm

1

Giải thích:

0,5

 

Để cuộc sống trôi qua kẽ tay: Lãng phí thời gian, tuổi trẻ, khiến cuộc sống buồn tẻ.

Đắm mình trong quá khứ: Tôn thờ quá khứ, coi quá khứ là những gì tốt đẹp nhất.

Ảo tưởng về tương lai: Vẽ ra tương lai rực rỡ như ý.

⇒ Ý kiến là lời nhắc nhở mỗi bạn trẻ không nên lãng phí tuổi trẻ, lãng phí cuộc đời mình vì những điều đã qua hoặc những gì chưa tới mà phải sống hết mình với hiện tại, tận hiến, tận hưởng để cuộc đời mình có ý nghĩa.

2

Bàn luận, chứng minh:

1,0

 

– Quá khứ là những gì đã qua, không bao giờ quay lại. Nếu cứ đắm chìm trong quá khứ, ru mình giữa vinh quang hay đau khổ trách móc bản thân, nuối tiếc quá khứ ấy, chúng ta lãng quên, bỏ lỡ những cơ hội, những điều tốt đẹp ở hiện tại.

– Tương lai là cái sẽ đến. Tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào hành động của mỗi chúng ta ở hiện tại. Nếu chúng ta biết nắm bắt thời cơ, không ngừng phấn đấu ở hiện tại sẽ được hưởng thành quả trong tương lai.

– Biết nâng niu, trân trọng những giá trị vật chất và tinh thần của cuộc sống hiện tại là điều quan trọng, cần thiết.

3

Bài học nhận thức và hành động:

0,5

 

– Không chủ quan dựa vào quá khứ, không ảo tưởng trông chờ vào tương lai may mắn.

– Sống, học tập, lao động và cống hiến hết mình cho hiện tại, xây dựng mục tiêu, kế hoạch cho tương lai

Lưu ý: Nếu viết không đúng hình thức đoạn văn thì trừ 0,5 điểm.

 

Câu 2 (5,0 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng:

 Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

Ý

Nội dung

Điểm

1

Giới thiệu chung:Tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm ″Rừng xà nu″ và nhân vật Tnú.

0,5

2

Giải thích ý kiến:

0,5

- Nhân vật sử thi: là mẫu nhân vật anh hùng mang lí tưởng của thời đại, số phận gắn với những sự kiện lớn của cộng đồng, kết tinh những phẩm chất tiêu biểu nhất của cộng đồng và lập nên những chiến công hiển hách. Nhân vật sử thi thường được khắc họa trong những bối cảnh không gian kì vĩ, cách trần thuật trang trọng, giọng điệu  hùng tráng.

- Tính cách riêng biệt, độc đáo: nét riêng, cá thể, không trộn lẫn trong đặc điểm tâm lí, cách xử sự, thái độ của nhân vật trước những hoàn cảnh điển hình.

3

Phân tích, chứng minh

3,5

a

Tnú là nhân vật đậm màu sắc sử thi

2,0

- Nhân vật có số phận gắn bó với những biến cố lớn của làng Xô Man:
+ Khi còn nhỏ, Tnú là đứa trẻ mồ côi được buôn làng cưu mang đùm bọc và trở thành người con ưu tú của làng Xô Man.

+ Khi kẻ thù giày xéo quê hương, Tnú phải chịu nhiều đau thương mất mát, tiêu biểu cho nỗi đau thương mất mát lớn của cả dân tộc.
+ Khi được giác ngộ cách mạng và vùng lên quật khởi, quá trình trưởng thành của Tnú cũng rất điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên.

- Nhân vật mang tầm vóc của người anh hùng:

+ Tnú có tính cách gan góc, dũng cảm, mưu trí.

+ Tnú có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng.

+ Hình tượng đôi bàn tay Tnú.

b

Tnú có tính cách riêng biệt, độc đáo

1,5

- Tnú có một trái tim yêu thương (vợ con, buôn làng).

- Tnú có lòng căm thù giặc sâu sắc (thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng).

 

4

Bình luận, đánh giá

0,5

- Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, khẳng định vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Tnú. Cùng với tầm vóc sử thi, những nét cá tính độc đáo, riêng biệt khiến cho nhân vật Tnú càng trở nên sống động, chân thực, ấn tượng.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật Tnú: ngôn ngữ sử thi hào hùng kết hợp với chất lãng mạn say mê; cách dựng truyện, tạo bối cảnh phù hợp; lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm; ngôn ngữ, tâm lí của nhân vật đậm chất Tây Nguyên...

- Nhân vật Tnú là hình tượng điển hình cho số phận và con đường đến với cách mạng của các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Qua cuộc đời bi tráng của Tnú, Nguyễn Trung Thành đã ngợi ca con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất, đồng thời nhà văn khẳng định chân lí thời đại đánh Mĩ: ″Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo″.

Điểm toàn bài là điểm tổng của các câu cộng lại, làm tròn đến 0,25.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 chuẩn, mới nhất khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học