Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể.

- Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh.

- Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.

- Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.

- Thực hành: Quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, tự trả lời các câu hỏi liên quan đến nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung liên quan đến nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thiết kế, sáng tạo sản phẩm mô phỏng bộ nhiễm sắc thể của một số loài sinh vật.

Năng lực riêng:

- Nhận thức khoa học:

o Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể.

o Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh.

o Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.

o Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.

o Thực hành quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế sản phẩm mô phỏng bộ nhiễm sắc thể của một số loài sinh vật.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến di truyền học.

- Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Hình ảnh 42.1 - 42.6 và các hình ảnh liên quan đến nhiễm sắc thể.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức.

- Bảng nhóm, bút dạ, bút bi, bút vẽ, thước kẻ.

- Thiết bị có thể quay, chụp tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ, dẫn dắt vấn đề; HS tham gia trò chơi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi ô chữ:

Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể | Giáo án Khoa học tự nhiên 9

Câu hỏi:

* Ô chữ hàng ngang:

Hàng 1 (10 chữ): Trình tự nucleotide trên gene quy định thành phần và trình tự amino acid trên phân tử protein, qua phân tử trung gian mRNA được gọi là gì?

Hàng 2 (9 chữ): Điền vào chỗ chấm: “Thành phần cấu trúc của chuỗi polypeptide là các… liên kết với nhau bằng liên kết peptide.”

Hàng 3 (6 chữ): Các trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một gen được gọi là gì?

* Ô chữ hàng dọc: Đối với các loài sinh vật, thông tin di truyền được lưu giữ và bảo quản ở đâu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, trả lời câu hỏi trò chơi ô chữ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời:

Đáp án ô chữ hàng ngang:

+ Hàng 1: Mã di truyền.

+ Hàng 2: Amino acid.

+ Hàng 3: Allele.

Đáp án ô chữ hàng dọc: DNA.

Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể | Giáo án Khoa học tự nhiên 9

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các nghiên cứu khoa học công bố gần đây cho thấy hệ gene của người gồm nhiều phân tử DNA kích thước lớn, cấu tạo từ khoảng 3 tỉ cặp nucleotide và có tổng chiều dài lên tới hàng mét. Bằng cách nào, với tổng kích thước DNA lớn như vậy có thể sắp xếp ở trong nhân có đường kính chỉ 5μm? Để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiễm sắc thể

a. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể.

- Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh.

- Mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu mục I, quan sát Hình 42.1 - 42.4, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Nhiễm sắc thể.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học