Giáo án KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 39: Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về các quá trình tái bản DNA, phiên mã và dịch mã; mã di truyền.

Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm mã di truyền, mô tả các quá trình tái bản DNA, phiên mã và dịch mã; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA gồm các giai đoạn: tháo xoắn tách hai mạch đơn, các nucleotide tự do trong môi trường tế bào kết hợp hai mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung; Nêu được kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA; Dựa vào sơ đồ, hình ảnh quá trình phiên mã, nêu được khái niệm phiên mã; Nêu được khái niệm mã di truyền, giải thích được từ bốn loại nucleotide tạo ra được sự đa dạng của mã di truyền, nêu được ý nghĩa của đa dạng mã di truyền, mã di truyền quy định thành phần hoá học và cấu trúc của protein; Dựa vào sơ đồ hoặc hình ảnh quá trình dịch mã, nêu được khái niệm dịch mã.

Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử gồm tái bản DNA, phiên mã và dịch mã.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về các quá trình tái bản DNA, phiên mã và dịch mã để giải thích một số vấn đề thực tiễn.

3. Phẩm chất

– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

– Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Tranh, ảnh trong SGK và tranh, ảnh về các quá trình tái bản DNA, phiên mã và dịch mã; bài giảng (bài trình chiếu).

– Phiếu học tập, biên bản thảo luận nhóm, phiếu đánh giá HS.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu

– Xác định được nội dung sẽ học trong bài là quá trình tái bản DNA, phiên mã và dịch mã.

– Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi đặt ra ở tình huống khởi động.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng kĩ thuật động não viết nêu câu hỏi khởi động trong SGK, định hướng cho HS đưa ra câu trả lời dựa vào cơ chế di truyền.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS suy nghĩ độc lập và đưa ra các câu trả lời.

– GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

GV thu các tờ giấy ghi câu trả lời của HS và liệt kê đáp án của HS trên bảng.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá chung các câu trả lời của HS.

– GV dẫn dắt đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và đưa ra mục tiêu của bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Mô tả sơ lược về quá trình tái bản DNA; Tìm hiểu kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA

a) Mục tiêu

– Mô tả được quá trình tái bản DNA.

– Nêu được kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập

– GV tiến hành chia lớp thành hai nhóm, một nhóm ngồi ở vòng ngoài, nhóm còn lại ngồi ở vòng trong sao cho mỗi HS của vòng ngoài ngồi đối diện với một HS của vòng trong. Mỗi cặp sẽ tiến hành quan sát Hình 39.1 và 39.2, thảo luận vấn đề được đặt ra và trả lời câu Thảo luận 1 và 2 (SGK trang 163, 164).

– Sau 1 – 2 phút, HS ở vòng ngoài ngồi yên tại chỗ, HS ở vòng trong dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ để tạo thành cặp thảo luận mới.

– Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong biên bản thảo luận nhóm. Qua đó, HS mô tả được quá trình tái bản DNA và nêu được kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo cặp được phân công và đưa ra câu trả lời trong biên bản thảo luận nhóm.

– GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

GV yêu cầu đại diện một vài HS báo cáo kết quả.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kết luận về các giai đoạn của quá trình tái bản DNA, kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA.

– GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận:

+ Quá trình tái bản DNA là quá trình tạo ra hai DNA con giống hệt nhau từ một phân tử DNA mẹ ban đầu, có sự tham gia của nhiều enzyme.

+ Quá trình tái bản DNA là một cơ chế sao chép các phân tử DNA trước mỗi lần phân bào, giúp truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ tế bào con một cách chính xác.

Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình phiên mã

a) Mục tiêu

– Trình bày được quá trình phiên mã và xác định được sản phẩm của quá trình phiên mã.

– Thông qua hình thành kiến thức mới, phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng tranh, ảnh trực quan Hình 39.3 SGK, yêu cầu HS làm việc độc lập để trả lời câu Thảo luận 3 (SGK trang 165).

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS chủ động suy nghĩ và đọc thông tin trong SGK để đưa ra câu trả lời theo gợi ý của GV.

– GV gợi ý, theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV sử dụng vòng quay wheelofnames.com/vi/ để lựa chọn một vài HS đại diện trình bày câu trả lời.

– HS thảo luận về câu trả lời của các bạn, bổ sung thêm các ý còn thiếu, đưa ra các câu hỏi còn băn khoăn để GV và các bạn trong lớp cùng giải đáp.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– HS nhận xét, bổ sung, đánh giá câu trả lời của các bạn.

– GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận:

+ Phiên mã là quá trình tổng hợp phân tử RNA từ gene. Đây là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang RNA.

+ Enzyme RNA polymerase thực hiện phiên mã DNA để tạo phân tử RNA bằng cách gắn các nucleotide vào chuỗi mới tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của gene.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về mã di truyền

a) Mục tiêu

Nêu được khái niệm mã di truyền, sự đa dạng và ý nghĩa của mã di truyền.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập

– GV sử dụng phương pháp trực quan hỏi – đáp kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm viết vào một tờ giấy A4 khác) để hướng dẫn HS trả lời câu Thảo luận 4 (SGK trang 166).

– Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong biên bản thảo luận nhóm. Qua đó, HS nêu được khái niệm, sự đa dạng và ý nghĩa của mã di truyền.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS chủ động suy nghĩ và đọc thông tin trong SGK để đưa ra câu trả lời theo gợi ý của GV.

– GV gợi ý, theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

– GV yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau dựa trên các tiêu chí được đưa ra.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kết luận về mã di truyền:

+ Mã di truyền là thông tin về trình tự các amino acid được mã hoá dưới dạng trình tự các nucleotide trên mRNA. Tổ hợp 3 nucleotide liên tiếp quy định thông tin di truyền mã hoá một amino acid được gọi là bộ ba mã hoá.

+ Có 64 bộ ba được hình thành từ bốn loại nucleotide, trong đó có 61 mã di truyền mã hoá cho các amino acid, 3 bộ ba UAA, UAG và UGA đóng vai trò kết thúc dịch mã; bộ ba AUG vừa mã hoá amino acid, vừa đóng vai trò là mã mở đầu.

+ Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các mã di truyền trên mRNA quy định số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các amino acid trên chuỗi polypeptide.

Hoạt động 5: Trình bày khái niệm dịch mã

a) Mục tiêu

– Trình bày được khái niệm dịch mã.

– Thông qua hình thành kiến thức mới, phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng Hình 39.4 trong SGK, chia lớp học thành các nhóm học tập và trả lời câu Thảo luận 5 (SGK trang 167).

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học