Giáo án KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 29: Protein
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
‒ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về vai trò của protein đối với cơ thể con người.
‒ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino acid tạo nên, liên kết peptide) và khối lượng phân tử của protein; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
‒ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
‒ Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất hoá học của protein: phản ứng thuỷ phân có xúc tác acid, base hoặc enzyme; Bị đông tụ khi có tác dụng của acid, base hoặc nhiệt độ; Dễ bị phân huỷ khi đun nóng mạnh.
‒ Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt được protein (len lông cừu, tơ tằm) với chất khác (tơ nylon).
‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra được một số ứng dụng của protein trong đời sống.
3. Phẩm chất
‒ Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về protein.
‒ Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được GV và bạn cùng nhóm phân công.
‒ Trung thực, cẩn thận trong trình bày kết quả học tập của cá nhân và của nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
‒ Tranh ảnh trong SGK, tranh ảnh về protein, powerpoint bài giảng.
‒ Phiếu học tập, phiếu đánh giá HS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu
‒ GV tạo hứng thú cho HS khám phá kiến thức về protein, đồng thời giúp HS nhận biết được sự có mặt của protein và những ứng dụng của hợp chất này trong đời sống.
‒ Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi đặt ra ở tình huống khởi động.
b) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Để phát huy tính sáng tạo, tích cực khám phá kiến thức mới của HS, GV có thể sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật đặt câu hỏi hay kĩ thuật trình bày một phút, ... đồng thời kết hợp một số hình ảnh minh hoạ về protein trong thực tiễn. Để thu hút sự quan tâm và chú ý của HS, GV đặt câu hỏi:
+ Chất đạm (protein) là gì?
+ Chất đạm có vai trò quan trọng như thế nào đối với con người?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
‒ HS suy nghĩ độc lập và trả lời theo ý kiến cá nhân.
‒ GV khuyến khích HS đưa ra càng nhiều phương án trả lời càng tốt.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một vài HS để trả lời câu hỏi khởi động.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
‒ GV nhận xét, đánh giá chung các câu trả lời của HS.
‒ GV dẫn dắt HS đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và đưa ra mục tiêu của bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của protein
a) Mục tiêu
‒ Dựa vào thông tin và Hình 29.1 được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS trình bày được vai trò của protein.
‒ Thông qua quá trình hình thành kiến thức về vai trò của protein để phát triển được các năng lực tự chủ, sáng tạo và năng lực đặc thù của HS.
b) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát Hình 29.1 và tìm hiểu, thu thập thông tin về protein trong SGK, kết hợp với kĩ thuật phòng tranh để trả lời các câu Thảo luận 1, 2 (SGK trang 125).
– GV gợi ý nội dung trả lời các câu Thảo luận 1, 2 để ghi vào Phiếu học tập: Một số loại protein thực vật như các loại đậu, ngũ cốc, …; protein động vật như thịt, cá, trứng, …; đồng thời cho HS biết phải bổ sung protein hằng ngày là cần thiết, giúp cơ thể có đủ nguồn cung cấp protein để thực hiện các chức năng cơ bản, duy trì sức khoẻ và phát triển.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Từ thông tin gợi ý về vai trò của protein của GV, HS ghi câu trả lời vào Phiếu học tập số 1.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
GV chữa Phiếu học tập của HS, kết hợp với phương pháp đánh giá chéo hay đánh giá chẩn đoán giữa các nhóm HS để có kết quả báo cáo chuẩn xác.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
‒ HS nhận xét, bổ sung (nếu có), đánh giá Phiếu học tập của một số nhóm đại diện.
‒ GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận.
Protein giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, giúp duy trì sự sống và tăng cường sức khoẻ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm protein, cấu tạo phân tử và khối lượng phân tử của protein
a) Mục tiêu
‒ Dựa vào thông tin và Hình 29.1 được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS trình bày được khái niệm protein, cấu tạo phân tử và khối lượng phân tử của protein.
‒ Thông qua quá trình hình thành kiến thức mới về khái niệm protein, cấu tạo phân tử và khối lượng phân tử của protein để phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù của HS.
b) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Nhằm cải thiện khả năng giao tiếp và không khí học tập, GV có thể sử dụng kĩ thuật tia chớp hoặc những kĩ thuật dạy học đã sử dụng ở các bài học trước, hướng dẫn HS quan sát Hình 29.2 và tìm hiểu, thu thập thông tin về khái niệm protein, cấu tạo phân tử và khối lượng phân tử của protein để hoàn thành câu Thảo luận 3 (SGK trang 126).
– Kết quả trả lời câu Thảo luận 3 của HS được trình bày trong Phiếu học tập. Qua kết quả trả lời, GV giúp HS biết được khái niệm protein, cấu tạo phân tử và khối lượng phân tử của protein.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
‒ HS chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin từ SGK và nghĩ cách trả lời câu Thảo luận 3 theo gợi ý của GV.
‒ GV theo dõi, động viên và giúp đỡ HS trả lời câu Thảo luận 3 theo mẫu Phiếu học tập số 1.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
GV chữa Phiếu học tập của HS, kết hợp với phương pháp đánh giá chéo hay đánh giá chẩn đoán giữa các nhóm HS để có kết quả báo cáo chuẩn xác.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
‒ HS nhận xét, bổ sung (nếu có), đánh giá Phiếu học tập của một số nhóm đại diện.
‒ GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận.
Protein được tạo bởi các aminoacid, có cấu tạo phức tạp và có khối lượng phân tử rất lớn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu phản ứng thuỷ phân protein
a) Mục tiêu
‒ Dựa vào thông tin được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS trình bày được phản ứng thuỷ phân protein.
‒ Phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù của HS thông qua quá trình hình thành kiến thức mới về phản ứng thuỷ phân protein.
b) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV có thể sử dụng kĩ thuật hỏi chuyên gia tổ chức cho HS thảo luận về phản ứng thuỷ phân protein để hoàn thành câu Thảo luận 4 (SGK trang 126).
– Thông qua kết quả trả lời câu Thảo luận 4, GV giúp HS biết được phản ứng thuỷ phân protein.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin từ SGK, GV theo dõi, động viên và giúp đỡ HS trả lời câu Thảo luận 4 theo mẫu Phiếu học tập số 1.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
GV chữa Phiếu học tập của HS, kết hợp với phương pháp đánh giá chéo hay đánh giá chẩn đoán giữa các nhóm HS để có kết quả báo cáo chuẩn xác.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
‒ Từ nội dung trình bày của một số nhóm đại diện, HS bổ sung thêm (nếu cần).
‒ GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận.
Protein bị thuỷ phân trong môi trường acid hay môi trường base hoặc enzyme tạo thành hỗn hợp các amino acid.
Hoạt động 5: Thí nghiệm phản ứng đông tụ protein, phản ứng phân huỷ protein bởi nhiệt độ
a) Mục tiêu
‒ Dựa vào thông tin được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS trình bày được phản ứng đông tụ protein bởi acid hoặc base hay nhiệt độ, phản ứng phân huỷ protein bởi nhiệt độ.
‒ Phát triển được các năng lực sáng tạo, năng lực tự học, … và năng lực đặc thù của HS thông qua quá trình hình thành kiến thức mới về phản ứng đông tụ protein bởi acid hoặc base hay nhiệt độ, phản ứng phân huỷ protein bởi nhiệt độ.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Giáo án KHTN 9 Bài 31: Sơ lược về hóa học Vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất
Giáo án KHTN 9 Bài 32: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)