Giáo án KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng tái tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tư duy độc lập của HS.

Giao tiếp và hợp tác: Thực hành theo nhóm, tích cực tham gia thảo luận nhóm, làm việc tập thể, trao đổi và chia sẻ ý tưởng các nội dung học tập.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến năng lượng tái tạo.

2. Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được các khái niệm về năng lượng tái tạo.

Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Thảo luận, phân tích số liệu, văn bản để hiểu rõ các dạng năng lượng tái tạo.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về năng lượng tái tạo để sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.

3. Phẩm chất

– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

– Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

– Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu của bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Tranh ảnh, Phiếu học tập, phiếu đánh giá, bảng nhóm, giấy khổ A4.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu

– Xác định được nội dung sẽ học trong bài là tìm hiểu về năng lượng tái tạo.

– Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi đặt ra ở tình huống khởi động.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt vấn đề như trong SGK và yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi.

– GV có thể gợi ý thêm:

+ Kể tên một số địa phương ở Việt Nam có khai thác năng lượng mặt trời và năng lượng từ gió.

+ Dự báo từ nay đến năm 2050, tỉ lệ cơ cấu năng lượng thay đổi như thế nào?

+ Năm 2050 đánh dấu một mốc quan trọng đối với Việt Nam. Theo em, đó là sự kiện gì?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi theo ý kiến của nhóm.

– GV theo dõi và hỗ trợ HS (nếu cần) nhằm đưa ra câu trả lời.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS trả lời câu hỏi theo quan điểm nhóm đã thống nhất.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá chung các câu trả lời của HS.

– GV dẫn dắt đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và đưa ra mục tiêu của bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Sơ lược về ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo

a) Mục tiêu

– Nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông).

– Thông qua việc hình thành kiến thức mới để phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù của HS.

b) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức lớp học thành các nhóm.

– GV nêu vấn đề: Hãy nêu một ưu, nhược điểm của năng lượng tái tạo mà em đã biết? Em còn biết những ưu, nhược điểm khác không?

– Từ vấn đề đã nêu, trong mỗi dạng năng lượng, GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ:

+ Quan sát tranh ảnh (Hình 15.1, 15.2, 15.3) và hoàn thành các câu thảo luận 1, 2, 3, 4 và 5 tương ứng với mỗi dạng năng lượng.

+ Hoàn thành Phiếu học tập số 1.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ như phần chuyển giao.

– GV theo dõi, động viên và hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

– Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và thảo luận trước lớp.

– Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Các nhóm đánh giá đồng đẳng dựa trên báo cáo kết quả thảo luận và Phiếu học tập số 1 của các nhóm.

– GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận:

+ Một số dạng năng lượng tái tạo phổ biến là: năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ dòng sông, năng lượng từ sóng biển.

+ Ưu điểm của các dạng năng lượng tái tạo là: có trữ lượng rất lớn, coi như vô hạn; việc khai thác và sử dụng ít phát thải khí nhà kính, ít gây ô nhiễm môi trường.

+ Nhược điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo là: phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết và thiên nhiên; chi phí đầu tư ban đầu cao; có nhiều rác thải khó xử lí từ các thiết bị đã qua sử dụng.

– HS theo dõi và ghi các kiến thức trọng tâm vào vở.

Hoạt động 3: Các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường

a) Mục tiêu

– Nêu được một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.

– Thông qua việc hình thành kiến thức mới để phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù của HS.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập

– GV nêu vấn đề: Quan sát Hình 15.4, cho biết dùng bóng đèn nào thì tiết kiệm điện nhiều nhất?

– Sau đó, GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp về nội dung: Đề xuất các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường theo 4 nội dung gợi ý của SGK.

– HS làm việc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ: Hoàn thành câu Thảo luận 6, 7 và 8 vào giấy khổ A4.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ như phần chuyển giao.

– GV theo dõi, động viên và hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

– Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và thảo luận trước lớp.

– Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Các nhóm đánh giá đồng đẳng dựa trên báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm.

– GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận:

+ Sử dụng hiệu quả năng lượng là việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị, máy móc mà vẫn đảm bảo nhu cầu đặt ra đối với sản xuất và đời sống.

+ Các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng là: đổi mới kĩ thuật và công nghệ; sử dụng thiết bị, máy móc hiệu suất cao; tắt thiết bị khi không sử dụng; tận dụng năng lượng từ thiên nhiên; ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, …

+ Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Các biện pháp bảo vệ môi trường là: giữ vệ sinh môi trường xung quanh; trồng nhiều cây xanh; giảm lượng chất thải sinh hoạt; giảm lượng khí thải nhà kính và các chất gây ô nhiễm; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; tái sử dụng và tái chế vật liệu, …

– HS theo dõi và ghi các kiến thức trọng tâm vào vở.

– HS tìm hiểu thông tin ở mục Mở rộng (SGK trang 69) để có thêm kiến thức về nguồn năng lượng xanh hydrogen.

Hoạt động 5: Vận dụng

a) Mục tiêu

– Liên hệ việc sử dụng năng lượng tái tạo trong thực tế.

– Thông qua vận dụng kiến thức phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập

– HS làm việc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ:

+ Hoàn thành câu Vận dụng trang 69 vào giấy khổ A4.

+ Hoàn thành Phiếu học tập số 2.

– HS làm việc theo nhóm để Hoàn thành Phiếu đánh giá 1, 2.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ như phần chuyển giao.

– GV theo dõi, động viên và hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học