Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài 11: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát thí nghiệm để tìm hiểu vấn đề về sự xuất hiện dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết vấn đề về về sự xuất hiện dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề về về sự xuất hiện dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều.
1.2. Năng lực đặc thù:
- Thực hiện thí nghiệm để rút ra được: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây đó xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- Thực hiện thí nghiệm để nêu được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều (dòng điện luân phiên đổi chiều).
- Vận dụng được điều kiện xuất hiện dòng điều kiện dòng điện cảm ứng để giải thích vào chuẩn đoán những dự đoán những trường hợp cụ thể, trong đó xuất hiện hay không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
2. Phẩm chất:
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu:
+ 1 cuộn dây có gắn bóng đèn LED; điện kế
+ 1 thanh nam châm.
+ 1 nam châm điện và nguồn điện.
2. Học sinh:
+ Học và làm bài ở nhà trước khi đến lớp.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
- Tổ chức tình huống học tập: Nhắc lại được các kiến thức về từ trường và đường sức từ; Đặt được câu hỏi tìm hiểu về mối quan hệ giữa từ trường và dòng điện.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân, chung cả lớp:
Câu 1. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Mỗi nam châm đều có hai cực Bắc và Nam.
B. Ở ngoài nam châm, đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.
C. Mỗi đường sức có một chiều xác định.
D. Các đường sức không cắt nhau.
Câu 2. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh
B. Chỉ có từ cực Bắc
C. Cả hai từ cực
D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau
Câu 3. Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?
A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh.
B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu
C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn.
D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều.
c) Sản phẩm:
Nêu được vấn đề để tạo ra dòng điện, phải dùng nguồn điện là pin hoặc nguồn điện -> Tìm thêm trường hợp không dùng pin hoặc ắc quy mà vẫn tạo ra dòng điện được không?
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Sản phẩm |
* Chuyển giao nhiệm vụ: – GV thực hiện: + Thông báo luật chơi trò chơi Chiếc hộp bí ẩn: HS chọn 1 chiếc hộp và trả lời câu hỏi tương ứng, trả lời đúng, HS được quay phần thưởng ngẫu nhiên. + Hướng dẫn HS tham gia trò chơi và quản trò. + Yêu cầu HS đặt các câu hỏi về mối quan hệ giữa từ trường và dòng điện. * Thực hiện nhiệm vụ: – HS tham gia trò chơi Chiếc hộp bí ẩn, nhớ lại kiến thức về từ trường đã học trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 và trả lời các câu hỏi. * Báo cáo kết quả: – HS giơ tay giành quyền chơi, trình bày câu trả lời và giải thích (nếu được yêu cầu). * Đánh giá kết quả: – GV dựa trên các câu hỏi mà HS đặt ra để dẫn dắt vào bài mới. Trường hợp HS không nêu được câu hỏi, GV có thể dẫn dắt: Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn thì xung quanh dây dẫn có từ trường. Vậy từ trường có sinh ra dòng điện hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học để trả lời cho câu hỏi này. |
– Các câu trả lời của HS: 1-C; 2-C; 3-B. – Các câu hỏi về mối quan hệ giữa từ trường và dòng điện: + Từ trường có tạo ra được dòng điện hay không? + Làm thế nào để dùng từ trường của nam châm tạo ra dòng điện trong dây dẫn? |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 2.1. Tìm hiểu cách dùng nam châm tạo ra dòng điện
a) Mục tiêu:
- Làm được TN dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng.
- Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
b) Nội dung: HS thực hiện thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập số 1 và số 2
Phiếu học tập số 1
1. Thí nghiệm 1: Dùng nam châm vĩnh cửu tạo ra dòng điện
+ Bố trí TN như hình 11.2
• Thực hiện thí nghiệm theo các trường hợp dưới đây. Quan sát hai đèn LED ở mỗi trường hợp.
- Đặt nam châm vĩnh cửu và cuộn dây dẫn kín có hai đèn LED nằm yên ở gần nhau (hình 11.2).
- Di chuyến nam châm vĩnh cửu ra xa rồi lại gần cuộn dây dẫn kín có hai đèn LED.
2. Từ kiến thức rút ra ở phần thí nghiệm, các bạn trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Khi nam châm và cuộn dây đứng yên, đèn Led có sáng không? Có dòng điện xuất hiện không?
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Khi di chuyến nam châm vĩnh cửu ra xa rồi lại gần cuộn dây dẫn kín hai đèn sáng như nào?
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Từ kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét dùng nam châm vĩnh cửu tạo ra dòng điện khi nào?
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Phiếu học tập số 2
1. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm với nam châm điện.
+ Bố trí TN như hình 11.4
• Đặt nam châm điện trong lòng của cuộn dây dẫn kín. Dùng dây nối nam châm điện với nguồn điện qua khoá K.
• Thực hiện thí nghiệm theo các trường hợp dưới đây. Quan sát kim điện kế trong các trường hợp: đóng khoá K, mở khoá K, giữ dòng điện qua nam châm điện ổn định.
2. Từ kiến thức rút ra ở phần thí nghiệm, các bạn trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Kim điện kế lệch khi nào? Khi dòng điện qua nam châm điện ổn định thì kim điện kế có lệch không?
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Từ kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét dùng nam châm điện tạo ra dòng điện khi nào?
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)