Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tự học và tự chủ: Chủ động, tích cực, tự tìm hiểu về trao đổi khí ở sinh vật. Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm trao đổi khí ở sinh vật. Nêu được cấu tạo và chức năng của khí khổng, các cơ quan trao đổi khí ở động vật.
- Tìm hiểu tự nhiên: Mô tả được quá trình trao đổi khí ở khí khổng. Mô tả được đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người, động vật và quá trình trao đổi khí ở người.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được những kiến thức về trao đổi khí ở thực vật, động vật và người trong trồng trọt, bảo vệ cơ thể và môi trường sống để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
2. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Hình ảnh 28.1, 28.2, 28.3, 28.4.
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập.
- Đoạn video: Cơ chế đóng mở khí khổng.
(https://www.youtube.com/watch?v=9FAl0AtAHow)
+ Trao đổi khí ở các động vật khác nhau
(https://www.youtube.com/watch?v=LXGG-HgtJoI)
+ Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật
(https://www.youtube.com/watch?v=TiPI2x0w-v4)
2. Đối với học sinh
- Học bài cũ ở nhà.
- Đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS thực hiện động tác hít vào thở ra (hít sâu 3 giây sau đó thở ra nhẹ nhàng). Đồng thời quan sát hình ảnh. Sau đó dẫn dắt vào bài học.
c) Sản phẩm:
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn hs thực hiện động tác hít vào thở ra ( hít sâu 3 giây sau đó thở ra nhẹ nhàng).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh chú ý theo dõi, và thực hiện. - GV hướng dẫn và quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV quan sát HS. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV dẫn dắt vào bài học: Hoạt động hít thở hs vừa thực hiện cũng như sự thở diễn ra hằng ngày gọi là sự trao đổi khí ở người. Vậy trao đổi khí là gì? Trao đổi khí diễn ra như thế nào ở cả động vật và thực vật? Chúng ta cùng tìm hiểu vào nội dung bài học hôm nay: “Trao đổi khí ở sinh vật”. |
- Thực hiện động tác hít thở theo hướng dẫn của GV. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu trao đổi khí ở sinh vật
a) Mục tiêu:
- HS nêu được khái niệm trao đổi khí ở sinh vật.
b) Nội dung:
- HS dựa vào hình ảnh và thông tin trong SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, hoàn thiện bảng 28.1.
c) Sản phẩm:
- HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra, bảng 28.1 hoàn thiện.
- Bảng 28.1:
Trao đổi khí |
Khí lấy vào |
Khí thải ra |
|
Thực vật |
Quang hợp |
CO2 |
O2 |
Hô hấp |
O2 |
CO2 |
|
Động vật |
Hô hấp |
O2 |
CO2 |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS đọc SGK, hoàn thiện bảng 28.1 sgk, để nêu lên khái niệm trao đổi khí ở sinh vật. - GV bổ sung: Ở ĐV trao đổi khí là biểu hiện bên ngoài của hô hấp còn hô hấp tế bào là biểu hiện bên trong của hô hấp. - GV đặt ra câu hỏi liên quan đến hoạt động trao đổi khí: + Trao đổi khí là gì? + Trao đổi khí diễn ra theo cơ chế nào? + Trao đổi khí có liên quan gì đến hô hấp tế bào? + Nếu sống trong môi trường thiếu oxy thì điều gì xảy ra với cơ thể động vật nói chung và con người nói riêng? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát hình kết hợp thông tin SGK để hoàn thiện bảng 28.1 trả lời câu hỏi trong phần hoạt động. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi. - HS phát biểu trước lớp, HS còn lại nghe và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét đánh giá và kết luận. |
I. Trao đổi khí ở sinh vật - Trao đổi khí là quá trình sinh vật lấy O2 hoặc C02 từ môi trường vào cơ thể, đóng thời thải ra môi trường khí CO2, hoặc O2. - Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường diễn ra theo cơ chế khuếch tán. - Ở cơ thể động vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình hô hấp, còn ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện ở cả quá trình quang hợp và hô hấp. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu quá trình trao đổi khí ở thực vật.
a) Mục tiêu:
- Sử dụng được hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua tế bào khí khổng ở lá.
- Dựa vào hình vẽ, mô tả được cấu tạo khí khổng và nêu được chức năng của khí khổng.
b) Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp hỏi đáp, yêu cầu HS dựa vào hình ảnh và thông tin trong SGK để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của khí khổng.
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS hoạt động nhóm và thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc thông tin SGK, quan sát hình 28.1 trả lời các câu hỏi: + Cơ quan trao đổi khí ở thực vật là gì? Mô tả cấu tạo cơ quan đó? + Nêu chức năng của khí khổng? - HS hoạt động theo nhóm (hoạt động 5 phút) trả lời câu hỏi: 1. Cấu tạo tế bào khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật như thế nào? 2. Quan sát Hình 28.1, cho biết sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và quang hợp? 3. Quá trình trao đổi khí chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cây bị thiếu nước ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi khí? - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát hình kết hợp thông tin SGK, hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trong phần hoạt động. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi ngẫu nhiên HS báo cáo câu trả lời. - HS phát biểu trước lớp, HS còn lại nghe và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét đánh giá. Bổ sung kiến thức: Khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá (đối với cây trên cạn) và ở mặt trên đối với cây thủy sinh, khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn, độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa rồi giảm dần và nhỏ nhất lúc chiều tối. |
II. Quá trình trao đổi khí ở thực vật 1. Cấu tạo của khí khổng - Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng (ở biểu bì lá cây). Mỗi khí khổng gốm hai tế bào hình hạt đậu nằm áp sát nhau, thành ngoài mỏng, thành trong dày. 2. Chức năng của khí khổng - Chức năng: Trao đổi khí trong quang hợp và trong hô hấp. Ngoài ra, khí khổng còn thực hiện quá trình thoát hơi nước cho cây. - Ở hầu hết thực vật, khí khổng mở khi cây được chiếu sáng và được cung cấp đủ nước. |
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu sự trao đổi khí ở động vật.
a) Mục tiêu:
- Sử dụng được sơ đồ khái quát hóa mô tả được đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người, động vật và quá trình trao đổi khí ở người.
- Vận dụng được những kiến thức về trao đổi khí ở động vật và người trong bảo vệ cơ thể và môi trường sống để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, dựa vào hình ảnh và thông tin trong SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức về trao đổi khí ở động vật bằng cách hoàn thành phiếu học tập (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
c) Sản phẩm:
- HS đưa ra được câu trả lời trên phiếu học tập.
Phiếu học tập
1. Quan sát Hình 28.2, cho biết tên cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá, châu chấu và mèo.
- Giun đất: da; Châu chấu: hệ thống ống khí; Cá: mang; Mèo: phổi.
2. Quan sát Hình 28.3, mô tả đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật.
- Khí O2 từ môi trường vào cơ thể qua cơ quan trao đổi khí (da, hệ thống ống khí, mang, phổi) cung cấp cho các tế bào. Các tế bào thải ra khí CO2, CO2 theo cơ quan trao đổi khí ra ngoài môi trường.
3. Quan sát Hình 28.4, mô tả đường đi của khí O2, và CO2, qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người.
- Khi hít vào, không khí đi qua khoang mũi tới hầu, khí quản, phế quản (đường dẫn khí) để vào phổi. Tại phổi, O2 khuếch tán vào máu đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể, còn CO2 từ máu sẽ khuếch tán vào phổi.
- Khi thở ra, không khí mang nhiều khí CO2 từ phổi đến phế quản, khí quản, hầu rồi tới mũi và được đưa ra môi trường ngoài môi trường ngoài qua động tác thở ra.
4. Điều gì sẽ xảy ra nếu đường dẫn khí bị tắc nghẽn? Nêu những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người?
- Nếu đường dẫn khí bị nghẽn thì sẽ không có O2 để cung cấp cho sự hô hấp của các tế bào, đồng thời CO2 cũng không được đào thải ra ngoài môi trường → Tế bào không có O2 để sử dụng cho các hoạt động sống và CO2 bị tích lũy gây độc cho tế bào → Tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng của con người.
- Những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người:
+ Giữ gìn môi trường sống trong sạch bằng cách trồng cây xanh, vệ sinh nhà cửa,…
+ Bảo vệ các cơ quan của đường hô hấp: vệ sinh mũi, họng thường xuyên,…
+ Tập thể dục đều đặn và đúng cách, tập hít thở sâu để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu HS quan sát hình 28.2, 28.3, 28.4, video trao đổi khí ở các động vật khác nhau. - Thảo luận nhómvà hoàn thành phiếu học tập (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập). - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát hình kết hợp thông tin SGK thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm trình bày sản phẩm học tập. - HS phát biểu trước lớp, các nhóm còn lại nghe và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét đánh giá và kết luận nội dung trao đổi khí ở động vật. Bổ sung kiến thức: Cho HS xem video cách sơ cứu trẻ khi bị hóc dị vật, giới thiệu các trường hợp bị hóc dị vật do nhiều nguyên nhân để hs biết cách phòng tránh cho bản thân và mọi người. |
III. Trao đổi khí ở động vật 1. Cơ quan trao đổi khí ở động vật. - Động vật trao đổi khí với môi trường qua cơ quan trao đổi khí. Tuỳ từng loài động vật mà cơ quan trao đổi khí là da, hệ thống ống khí, mang hay phổi. 2. Quá trình trao đổi khí ở động vật (ví dụ ở người). - Ở người, khi hít vào, không khí đi qua đường dẫn khí vào đến phổi sẽ cung cấp O2 cho các tế bào; khí CO2 từ tế bào được máu chuyển tới phổi để thải ra ngoài môi trường qua động tác thở ra. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- Học sinh củng cố lại kiến thức về trao đổi khí ở sinh vật, khắc sâu mục tiêu bài học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS ôn tập kiến thức về trao đổi khí ở sinh vật bằng cách hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm và các bài tập sau:
1. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình
A. lấy khí O2 từ mòi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.
B. lấy khí CO2 từ mòi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường.
C. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đóng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.
D. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí O2và CO2 ra ngoài môi trường.
2. Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thòng qua quá trình nào?
A. Quang hợp và thoát hơi nước.
B. Hô hấp.
C. Thoát hơi nước.
D. Quang hợp và hô hấp.
3. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?
A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.
B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
C. O2 khuếch tán từ mòi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
4. Chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin nói về trao đổi khí ở động vật và thực vật.
Khi cây được chiếu sáng và được cung cấp đủ nước, ...(1)... mở, CO2 từ môi trường.
khuếch tán vào tế bào lá và O2 từ tế bào lá khuếch tán ra ngoài mỏi trường trong quá trình ...(2)..., ngược lại O2 từ ngoài môi trường khuếch tán vào tế bào lá và CO2 từ tế bào lá khuếch tán ra ngoài môi trường trong quá trình ...(3).... Khí CO2 do con người và động vật thải ra cung cấp cho cây xanh thực hiện quá trình quang hợp, tạo ra O2 cung cấp cho hoạt động ...(4)... của con người và động vật. Vì vậy, trồng nhiều cây xanh sẽ giúp cho hoạt động ...(5)... ở sinh vật diễn ra hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
5. Các khẳng định sau đây là đúng hay sai?
STT |
Khẳng định |
Đúng/Sai |
1 |
Độ mở của khí khổng tăng dần từ sáng đến tối. |
|
2 |
Khi cây thiếu ánh sáng và nước, quá trình trao đổi khí sẽ bị hạn chế. |
|
3 |
Ở tất cả các loài thực vật, khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt trên của lá. |
|
4 |
Lau bụi cho lá là một biện pháp giúp quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra thuận lợi. |
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu bài tập, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập ra vở bài tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV có thể hỏi theo từng câu, hoặc nhận xét vở 1 số HS. Bước 4: Kết luận, đánh giá - GV nhận xét, đưa đáp án và kết luận.. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
- HS vận dụng được kiến thức bài học để giải thích một số câu hỏi thực tế. Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b. Nội dung :
- HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.(làm ở nhà)
c. Sản phẩm :
- Các câu trả lời của HS vào vở bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu HS vận dụng kiến thức bài học để trả lời một số câu hỏi: 1. Giải thích tại sao khi sưởi ấm bằng than hoặc củi trong phòng kín, người trong phòng có thể bị ngất hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Em hãy đề xuất biện pháp giúp hạn chế nguy hiểm trong trường hợp sưởi ấm bằng than hoặc củi. 2. Tại sao khi ở trong phòng kín đông người một thời gian thì cơ thể thường thấy nhịp hô hấp tăng? Em hãy đề xuất biện pháp để quá trình trao đổi khí ở người diễn ra thuận lợi khi ở trong phòng đông người, phòng ngủ, lớp học,... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện làm bài tập vào vở bài tập. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời một số HS trả lời vào đầu tiết học sau hoặc kiểm tra vở bài tập của HS. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Phiếu học tập
1. Quan sát Hình 28.2, cho biết tên cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá, châu chấu và mèo.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2. Quan sát Hình 28.3, mô tả đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
3. Quan sát Hình 28.4, mô tả đường đi của khí O2, và CO2, qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
4. Điều gì sẽ xảy ra nếu đường dẫn khí bị tắc nghẽn? Nêu những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án KHTN 7 Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
Giáo án KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
Giáo án KHTN 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
Giáo án KHTN 7 Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Giáo án KHTN 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)