Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hinh ảnh để tìm hiểu con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật, tìm hiểu nhu cầu nước và con đường trao đổi nước ở động vật.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để mô tả được con đường trao đổi nước ở một số loài động vật, sự vận chuyển các chất ở động vận, vận dụng quá trình trao đổi chất và các chất dinh dưỡng ở động vật.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về sự vận chuyển các chất ở động vật.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết khoa học tự nhiên:Dựa vào sơ đồ khái quát, mô tả được con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăntrong ống tiêu hóa ở động vật (đại diện ở người).
Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, vận chuyển các chất ở động vật, lấy ví dụ cụ thế hai vòng tuần hoàn ở người.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ vể dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống,...).
2. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao trong khi thảo luận nhóm.
- Trung thực, nghiêm túc, cẩn thận khi quan sát và ghi chép tiến trình hoạt động của động vật từ các video.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Hình ảnh về các bữa ăn của con người.
- Tranh ảnh về sự biến đổi thức ăn qua hệ tiêu hoá ở động vật.
- Đoạn phim ngắn về động vật ăn thịt săn mồi, động vật ăn cỏ.
- Tranh ảnh vẽ hai vòng tuần hoàn ở người.
- Video hoạt động của hệ tuần hoàn ở người.
- Hình ảnh, video minh hoạ về tình trạng thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng ở người, một số tác nhân gây bệnh cho hệ tiêu hoá ở người.
2. Học sinh:
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Kích thích sự tò mò khám phá, tìm hiểu về quá trình tiêu hóa thức ăn ở người và động vật.
b) Nội dung:
- GV chiếu hình ảnh một chiếc bánh mì hay một miếng pizza, đưa ra vấn đề:
Khi ăn một miếng bánh mì hay miếng pizza thì chúng sẽ biến đổi như thế nào trong ống tiêu hóa để cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trả lời câu hỏi về quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể.
c)Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh, có thể chưa chính xác hoàn toàn.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh một chiếc bánh mì hay một miếng pizza, đưa ra vấn đề: Khi ăn một miếng bánh mì hay miếng pizza thì chúng sẽ biến đổi như thế nào trong ống tiêu hóa để cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân trả lời theo hiểu biết của bản thân - Giáo viên:Theo dõi và nhận xét. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: → Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật
a) Mục tiêu:
- Dựa vào sơ đồ khái quát, mô tả được con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật (đại diện là con người).
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, liên hệ các kiến thức thực tế và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu về con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật.
c)Sản phẩm:
- HS qua hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm để trả lời.
- Ăn là hoạt động cần thiết để động vật đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể.
- Các dạng thức ăn chủ yếu của động vật.
+ Động vật ăn cỏ: ăn thực vật.
+ Động vật ăn thịt: ăn các động vật khác.
+ Động vật ăn tạp: ăn cả thực vật và động vật.
- Sự trao đổi các chất dinh dưỡng ở động vật diễn ra qua 3 giai đoạn: ăn, tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân.
+ Để cơ thể hấp thụ được thì các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, protein, lipid,… cần phải được biến đổi thành các chất đơn giản.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu thông tin SGK, liên hệ kiến thức thực tế trả lời câu hỏi. + ĐV lấy thức ăn từ môi trường ngoài thông qua hoạt động nào? + Kể tên các dạng thức ăn chủ yếu của động vật? - GV có thể tiếp tục đặt câu hỏi: + Sự trao đổi chất dinh dưỡng ở động vật diễn ra qua các giai đoạn nào? Để cơ thể hấp thụ được, thức ăn được biến đổi ra sao. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra nháp. - HS hoạt động nhóm đưa ra phương án trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật ( đại diện là con người). |
I. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật - Động vật đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể thông qua hoạt động ăn. - Các chất dinh dưỡng được biến đổi thành các chất đơn giản hơn nhờ hoạt động tiêu hóa trong ống tiêu hóa. - Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Thức ăn vào miệng và bắt đầu biến đổi trong ống tiêu hoá. Giai đoạn 2: Thức ăn được biến đổi trở thành các chất đơn giản dọc theo ống tiêu hoá (hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) và được hấp thụ chủ yếu ở ruột non. Giai đoạn 3: Các chất cặn bã được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu nhu cầu sử dụng nước và con đường trao đổi nước ở động vật
a) Mục tiêu:
- Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK, quan sát các hình trong mục II, kết hợp xem video về nhu cầu nước và con đường trao đổi nước ở động vật, sau đó yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ.
c)Sản phẩm:
- HS qua hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm để trả lời.
1. Những cách bổ sung nước cho cơ thể: uống nước( nước lọc, sữa, nước canh…) ăn các loại quả chứa nhiều nước, truyền "nước".
2. Nước đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu bằng việc thoát mồ hôi qua da và thải nước tiểu ra ngoài cơ thể nhờ quá trình lọc máu tạo thành nước tiểu ở thận.
3. GV hướng HS cách tính:
Lượng nước cần mỗi ngày = Cân nặng của cơ thể (kg) x 40 (ml,).
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm nghiên cứu tài liệu, quan sát hình ảnh 31.2, 31.3, 31.4 và video để thực hiện các nhiệm vụ: + Nhận xét về nhu cầu nước ở các giai đoạn ở các loài động vật khác nhau. + Mô tả con đường trao đổi nước trong cơ thể động vật (đại diện ở người). - GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi 1,2,3 mục II SGK. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi. - GV chiếu hình, mô tả con đường trao đổi nước ở động vật (đại diện là người). Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - GV lưu ý HS uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể, ưu tiên uống nước lọc, hạn chế nước ngọt, đồ uống có ga, không sử dụng đồ uống chứa cồn, chia nhỏ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, tránh uống quá nhiều nước trong một lần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung nhu cầu sử dụng nước và con đường trao đổi nước ở động vật |
II. Nhu cầu sử dụng nước và con đường trao đổi nước ở động vật - Mỗi sinh vật có nhu cầu sử dụng nước khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm sinh học, tuổi, môi trường sống,… - Động vật lấy nước vào cơ thể thông qua hoạt động ăn uống. Nước được hấp thụ trực tiếp ở các bộ phận của ống tiêu hóa. Sau khi hấp thụ vào máu, nước được vận chuyển tới các tế bào và các cơ quan trong cơ thể để tham gia vào quá trình trao đổi chất. Nước và các chất thải được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi. Nước tiểu được tạo ra nhờ quá trình lọc máu ở thận, sau đó được ống dẫn nước tiểu đưa xuống bàng quang và thải ra ngoài qua ống đái. |
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu sự vận chuyển các chất ở động vật
a) Mục tiêu:
- Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật, lấy ví dụ cụ thể hai vòng tuần hoàn ở người.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh trong mục III SGK, quan sát video hoạt động của hệ tuần hoàn ở người để hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
c)Sản phẩm:
Đáp án phiếu học tập số 1:
1. Nguyên liệu của quá trình trao đổi chất là: Oxygen, chất dinh dưỡng và sản phẩm của quá trình trao đổi chất là các chất thải (trong đó có CO2).
2. Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan thực hiện sự vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.
3. Sơ đồ mô tả con đường vận chuyển các chất trong 2 vòng tuần hoàn ở người.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm nghiên cứu tài liệu, quan sát Hình 31.5 và quan sát video hoạt động của hệ tuần hoàn ở người để hoàn thành phiếu học tập số 1. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1. - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung vận chuyển các chất ở động vật. |
III. Sự vận chuyển các chất ở động vật - Các chất trong cơ thể động vật được thực hiện nhờ hệ tuần hoàn. - Ở người có 2 vòng tuần hoàn: + Vòng tuần hoàn lớn: máu đỏ tươi (giàu O2) được tim bơm đi nuôi cơ thể. Tại các tế bào, mô, cơ quan, máu nhận các chất bài tiết và CO2 thành máu đỏ thẫm và trở về tim. + Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm (nghèo O2) được tim bơm lên phổi, tại đây máu nhận O2 và thải CO2 trở thành máu đỏ tươi (giàu O2) về tim. |
Hoạt động 2.4: Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn
a) Mục tiêu:
- Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống,…).
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh để hoàn thành các hoạt động vận dụng những kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong việc xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với lứa tuổi hay vệ sinh ăn uống.
- HS hoàn thành phiếu học tập số 2.
c)Sản phẩm:
Đáp án phiếu học tập số 2:
1. - Thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.
- Thừa dinh dưỡng có thể dẫn đến béo phì, các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp.
2.
Hoạt động |
Tác dụng |
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn |
Giúp bảo vệ răng, tránh sâu răng |
Ăn chín, uống sôi |
Tiêu diệt tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá trong thức ăn |
Rửa tay trước khi ăn |
Tránh nhiễm vi khuẩn, trứng giun, sán từ tay |
Tạo không khí thoải mái khi ăn |
Giúp tiêu hoá và hấp thụ thức ăn hiệu quả |
Chuẩn bị bữa ăn chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng |
Cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể |
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem hình ảnh về trẻ suy dinh dưỡng, video về trẻ thừa cân, béo phì và nguy cơ bệnh lí gặp phải. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập. - GV quan sát và hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung. |
IV.Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn 1. Những nguy cơ khi thiếu hoặc thừa dinh dưỡng: - Thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. - Thừa dinh dưỡng có thể dẫn đến béo phì, các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp. 2.Vệ sinh ăn uống: Để người và động vật sinh trưởng phát triển tốt cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí, vệ sinh ăn uống. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học về trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật.
b) Nội dung:
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c)Sản phẩm:
- Sơ đồ tư duy của HS.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày sơ đồ của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. |
- Sơ đồ tư duy của HS. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực vận dụng kiến thức vào đời sống.
b) Nội dung:
- Xây dựng thực đơn cho các thành viên trong gia đình, đảm bảo bữa ăn đủ chất, đủ dinh dưỡng.
c)Sản phẩm:
- Thực đơn cho các thành viên trong gia đình theo từng độ tuổi và công việc thích hợp.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy xây dựng một thực đơn cho một thành viên trong gia đình theo độ tuổi và công việc phù hợp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm HS thực hiện theo nhóm xây dựng thực đơn. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Báo cáo sản phẩm của các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Nguyên liệu và sản phẩm của quá trình trao đổi chất ở tế bào là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2. Hệ cơ quan nào thực hiện sự vận chuyển các chất trong cơ thể động vật?
…………………………………………………………………………………..
3. Vẽ sơ đồ hai vòng tuần hoàn ở người và mô tả con đường vận chuyển các chất.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng thì cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bảng 31.1
Hoạt động |
Tác dụng |
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn |
|
Ăn chín, uống sôi |
|
Rửa tay trước khi ăn |
|
Tạo không khí thoải mái khi ăn |
|
Chuẩn bị bữa ăn chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án KHTN 7 Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Giáo án KHTN 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Giáo án KHTN 7 Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
Giáo án KHTN 7 Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)