Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập, tự tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về cảm ứng ở sinh vật. Chủ động, tích cực tìm hiểu về các hiện tượng cảm ứng của sinh vật, tập tính ở động vật trong tự nhiên và trong đời sống.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV để tìm ra vai trò của cảm ứng ở sinh vật, hợp tác trong thực hiện hoạt động quan sát và chỉ ra những vai trò của tập tính đối với động vật.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết khoa học tự nhiên:Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật, tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật, động vật và tập tính ở động vật; nêu được vai trò của cảm ứng ở sinh vật và vai trò của tập tính đối với động vật.
- Tìm hiểu tự nhiên:Quan sát được các hiện tượng cảm ứng ở thực vật và tập tính ở động vật trong tự nhiên và trong thực tiễn.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong tự nhiên và thực tiễn.
2. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Hình ảnh phóng to: 33.1,33.2.
- Video cảm ứng ở sinh vật.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu.
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới.
- Rèn luyện năng lực tư duy phán đoán cho học sinh.
b. Nội dung hoạt động:
- GV đặt câu hỏi: Khi ta chạm tay vào lá cây trinh nữ hiện tượng gì sẽ xảy ra? Hiện tượng này có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật.
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt vấn đề - Cho học sinh quan sát hình ảnh/video chạm tay vào lá cây trinh nữ (xấu hổ). Nhấp vào đường link (Ctrl+chuột trái)
- Đặt câu hỏi: Khi ta chạm tay vào lá cây trinh nữ hiện tượng gì sẽ xảy ra? Hiện tượng này có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân trả lời theo hiểu biết của bản thân. - Giáo viên:Theo dõi và nhận xét. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh tham gia tìm hiểu, thảo luận và trả lời câu hỏi tình huống. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn dắt học sinh vào hoạt động hình thành kiến thức. |
- Các câu trả lời của HS. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cảm ứng và vai trò của cảm ứng ở sinh vật
a) Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.Lấy được các ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật).
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân/nhóm trên phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
- Học sinh làm việc cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường (ví dụ cây ở hình 33.1 không có phản ứng với ánh sáng?
2. Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật?
c)Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập.
1. Nếu các sinh vật không có phản ứng với các kích thích đến từ môi trường ví dụ câu không có phản ứng về phía có ánh sáng thì cây sẽ không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp => không thích nghi với sự thay đổi của môi trường => cây sẽ không tồn tại được do ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
2. Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1.1. Tìm hiểu khái niệm cảm ứng ở sinh vật | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chiếu hình 33.1 Một số hiện tượng cảm ứng ở sinh vật. - GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập. - Giáo viên:Theo dõi và bổ sung khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận nội dung khái niệm cảm ứng ở sinh vật. |
I. Cảm ứng và vai trò của cảm ứng ở sinh vật 1. Cảm ứng ở sinh vật là gì? - Là phản ứng của sinh vật đối với những kích thích đến từ môi trường. - Nội dung phiếu học tập số 1. |
Hoạt động 2.1.2. Tìm hiểu vai trò của cảm ứng ở sinh vật | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho học sinh quan sát lại kết quả PHT hoạt động trước. - GV giao nhiệm vụ học tập, yêu cầu HS hoạt động cặp đôi tìm hiểu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi 1.2. 1. Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường (ví dụ cây ở hình 33.1 không có phản ứng với ánh sáng? 2. Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động. - GV quan sát và hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một cặp trình bày, các cặp đôi khác bổ sung (nếu có). Bươc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung vai trò của cảm ứng. - GV mở rộng: Có sự khác nhau giữa cảm ứng ở động vật với cảm ứng ở thực vật. - Cảm ứng ở động vật: phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng do có hệ thần kinh. - Cảm ứng ở thực vật: phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức kém đa dạng do chưa có hệ thần kinh. |
2. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật - Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tập tính ở động vật
a) Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật.Lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.
b) Nội dung:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2, 3 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
c)Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.2.1. Tìm hiểu khái niệm tập tính | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chiếu hình 33.2 Một số tập tính ở sinh vật. Quan sát hình ảnh, đọc thông tin mục II.1 hoàn thành phiếu học tập số 2. - GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu và trao đổi chéo với bạn cùng bàn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân/ cặp theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập. - Giáo viên:Theo dõi và bổ sung khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận nội dung khái niệm tập tính. |
II. Tập tính ở động vật 1. Tập tính là gì. - Là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. - Có 2 loại tập tính bẩm sinh và tập tính học được |
Hoạt động 2.2.2. Tìm hiểu vai trò của tập tính | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II. 2 hoàn thành PHT 3. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung vai trò của tập tính đối với động vật. |
2. Vai trò của tập tính - Giúp động vật thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học về cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật, khắc sâu mục tiêu bài học.
b) Nội dung:
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c)Sản phẩm:
- HS vẽ được sơ đồ tư duy bài học.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học về cảm ứng hình thành thói quen tốt cho bản thân.
c)Sản phẩm:
- HS lập kế hoạch hình thành các thói quen tốt cho bản thân: đọc sách, đi ngủ và thức dậy đúng giờ,...
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu mỗi HS hãy lập một bản kế hoạch hình thành thói quen tốt cho mình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện làm ra sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Sản phẩm của các học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học và nộp sản phẩm vào tiết sau. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 2
Phiếu học tập số 3
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án KHTN 7 Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
Giáo án KHTN 7 Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Giáo án KHTN 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn
Giáo án KHTN 7 Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)