Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học:Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào, các cách bảo quản nông sản trongđời sống thực tế.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm ra các cách bảo quản các loại nông sản khác nhau, giải thích tại sao lại sử dụng biện pháp đó.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong lựa chọn cách bảo quản phù hợp từng loại lương thực, thực phẩm trong gia đình.
1.2 Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết khoa học tự nhiên:Nhận biết, nêu tên các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào; kể tên các cách bảo quản lương thực, thực phẩm.
- Tìm hiểu tự nhiên:Nêu được mối liên hệ giữa hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide và nhiệt độ với cường độ hô hấp tế bào.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào để giải thích một số hiện tượng trong đời sống, sử dụng kiến thức đã học để biết cách bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách.
2. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận về các nội dung trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Hình ảnh các nông sản bị hỏng do không được bảo quản đúng cách.
- Hình ảnh các biện pháp bảo quản nông sản.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Học bài cũ ở nhà.
- Đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào, vận dụng các kiến thức về hô hấp tế bào để giải thích một số hiện tượng trong đời sống.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân, trả lời câu hỏi của GV.
c)Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh thể hiện hiểu biết của mình về cách bảo quản rau, củ, quả.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chiếu hình ảnh rau, củ, quả bị hỏng. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Rau, củ, quả bảo quản không đúng cách sẽ bị hỏng, nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV gọi ngẫu nhiên nhiều học sinh trả lời câu hỏi, mỗi HS đưa ra những câu trả lời khác nhau về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rau, củ, quả bị hỏng (do vi sinh vật, do nhiệt độ, do độ ẩm, do các tế bào rau củ quả diễn ra quá trình hô hấp làm giảm khối lượng và chất lượng …). GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. Bước 4: Nhận định và kết luận - Giáo viêndẫn dắt HS vào bài mới: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiện tượng rau, củ, quả bị hỏng? Làm cách nào bảo quản rau, củ, quả được lâu? Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS về câu hỏi mở đầu. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
a) Mục tiêu:
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.
- Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
b) Nội dung:
- GV sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép, yêu cầu học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK trang 113, 114, quan sát hình ảnh trên máy chiếu, hoàn thành phiếu học tập. (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
- GV sử dụng phương pháp hỏi đáp, yêu cầu HS thảo luận và trả lời một số câu hỏi.
c)Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập:
Yếu tố |
Ảnh hưởng đến hô hấp tế bào |
Nước |
- Trong tế bào, nước là dung môi và môi trường cho các phản ứng hô hấp xảy ra, chính vì vậy, nước là yếu tố liên quan trực tiếp đến hô hấp của tế bào. |
Nồng độ khí oxygen |
- Oxygen là nguyên liệu của hô hấp tế bào nên có ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp. Ở thực vật, nếu nồng độ khí oxygen ngoài môi trường giảm xuống dưới 5% thì cường độ hô hấp giảm. |
Nồng độ khí carbon dioxide |
- Nồng độ khí CO2 ngoài môi trường từ 3-5% đã gây ức chế hô hấp. Ở người và động vật, khi nồng độ CO2 trong máu cao sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. |
Nhiệt độ |
- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. |
- Đáp án các câu hỏi:
1. Hàm lượng nước tăng thì cường độ hô hấp tế bào tăng và ngược lại.
2. Trong trồng trọt người ta thường làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt và tháo nước để tránh ngập úng, giúp cây trồng thoáng khí, cung cấp O2, tạo điều kiện thuận lợi cho cây hô hấp.
3. Không để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng kín vì ban đêm hoa, cây xanh hô hấp mạnh, lấy khí O2trong không khí và thải rất nhiều khí CO2. Nếu đóng kín cửa phòng thì không khí trong phòng sẽ thiếu O2 và rất nhiều CO2 nên người trong phòng thiếu dưỡng khí, dễ bị ngạt, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập). - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK, tổng hợp thông tin và thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời ngẫu nhiên đại diện các nhóm trả lời trình bày sản phẩm. - Mỗi nhóm trình bày một yếu tố, trong quá trình HS trả lời, GV hỏi thêm HS một số câu hỏi: 1. Dựa vào bảng 26.1, hãy nhận xét về mối liên quan giữa hàm lượng nước và cường độ hô hấp của hạt. 2. Vì sao trong trồng trọt, người ta thường làm đất tơi xốp trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây ngập úng? 3. Vì sao không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ kín? - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức, kết luận nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. |
I. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. 1. Nước - Trong tế bào, nước là dung môi và môi trường cho các phản ứng hô hấp xảy ra, chính vì vậy, nước là yếu tố liên quan trực tiếp đến hô hấp của tế bào. 2. Nồng độ khí oxygen - Oxygen là nguyên liệu của hô hấp tế bào nên có ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp. Ở thực vật, nếu nồng độ oxygen ngoài môi trường giảm xuống dưới 5% thì cường độ hô hấp giảm. 3. Nồng độ khí carbon dioxide - Nồng độ khí CO2 ngoài môi trường từ 3-5% đã gây ức chế hô hấp. Ở người và động vật, khi nồng độ CO2 trong máu cao sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. 4. Nhiệt độ - Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về việc vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn
a) Mục tiêu:
- Lựa chọn được biện pháp bảo quản phù hợp với các loại hạt, rau, củ, quả.
- Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
b) Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp hỏi đáp, yêu cầu HS hoạt động các nhân, đọc thông tin mục II SGK và trả lời một số câu hỏi:
1. Để bảo quản nông sản, cần điều chỉnh cường độ hô hấp như thế nào?
- GV giữ nguyên các nhóm như hoạt động trước, mỗi nhóm sẽ tìm hiểu về một nhóm đối tượng được bảo quản bằng cách hoàn thành phiếu học tập số 2 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
c)Sản phẩm:
- Đáp án các câu hỏi:
1. Để bảo quản nông sản, cần đưa cường độ hô hấp ở nông sản về mức tối thiểu bằng cách điều chỉnh các yếu tố môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide.
- Đáp án phiếu học tập:
Nông sản |
Cách bảo quản |
Giải thích |
Rau muống, quảcà chua, bắp ngô tươi, quả dưa chuột, rau bắp cải, quả cam. |
Để trong túi nilon kín hoặc đục lỗ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. |
Giảm sự mất nước, hạn chế quá trình hô hấp tế bào. |
Hạt lúa, hạt đỗ, hạt lạc. |
Phơi khô hoặc sấy khô. |
Giảm hàm lượng nước trong hạt nhằm hạn chế quá trình hô hấp tế bào. |
Củ khoai tây, củ hành tây. |
Để nơi khô ráo, thoáng khí. |
Bảo quản nơi khô ráo để tránh hiện tượng nảy mầm. |
1. Khi vào phòng kín có nồng độ khí carbon dioxide cao, cần mở cửa giảm nồng độ khícarbon dioxide rồi mới bước vào phòng để tránh bị ngộ độc.
Trong trường hợp vào phòng kín có nồng độ khí carbon dioxide cao để bảo quản nông sản thi cần kính, đeo mặt nạ thở có van.
2. Không nên bảo quản nông sản ở nhiệt độ bằng hoặcthấp hơn 0oC vì ở nhiệt độ đó các tế bào bị phá vỡ cấu trúc, các enzyme bị bất hoạt dẫn đến các hoạt động trao đổi chất bị dừng lại, tế bào chết và biểu hiện bên ngoài là nát và hỏng.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng phương pháp hỏi đáp, yêu cầu HS hoạt động các nhân, đọc thông tin mục II SGK và trả lời một số câu hỏi: 1. Để bảo quản nông sản, cần điều chỉnh cường độ hô hấp như thế nào? - GV giữ nguyên 4 nhóm như hoạt động trước, yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập). - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK, tổng hợp thông tin và thảo luận và trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập số 2. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời ngẫu nhiên đại diện các nhóm trả lời trình bày sản phẩm. - Mỗi nhóm trình bày một yếu tố, trong quá trình HS trả lời, GV hỏi thêm HS một số câu hỏi: 1. Khi vào phòng kín có nồng độ carbon dioxide cao, em cần lưu ý điều gì? 2. Theo em, có nên bảo quản rau, quả tươi ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 0oC để kéo dài thời gian bảo quản hay không? Giải thích. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức, kết luận nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. |
II. Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn. 1. Hô hấp tế bào và vấn đề bảo quản nông sản - Để bảo quản nông sản, cần đưa cường độ hô hấp nông sản về mức tối thiểu bằng cách điều chỉnh các yếu tố môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide cho phù hợp với từng loại nông sản. 2. Các biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch: - Bảo quản khô: thường sử dụng để bảo quản các loại hạt. - Bảo quản lạnh: phần lớn các loại thực phẩm, rau, quả. - Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao: bảo quản quy mô lớn. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Học sinh củng cố lại kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào, khắc sâu mục tiêu bài học.
b) Nội dung:
- HS hoạt động cá nhân, hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy.
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi GV đưa ra.
c)Sản phẩm:
- Sơ đồ tư duy của HS.
- HS trả lời câu hỏi GV giao.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời các câu hỏi sau: 1. Tại sao rau trong siêu thị lại được đóng gói trong túi nylon có đục lỗ và bảo quản trong ngăn mát? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức vừa được học thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày sơ đồ tư duy và câu trả lời. - Các HS còn lại lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, chốt đáp án. |
- Sơ đồ tư duy của HS. 1. Túi nylon có đục lỗ cho hơi nước được tạo ra trong quá trình hô hấp của rau không đọng lại nhiều làm úng, hỏng rau. Rau được bảo quản trong ngăn mát hạn chế hô hấp tế bào, giúp rau bảo quản được lâu. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung:
- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức vừa được học và liên hệ kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
c)Sản phẩm:
- HS trả lời câu hỏi.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi: 1. Vì sao một loại thực phẩm được bảo quản quá lâu dù không bị hư hỏng nhưng vẫn bị giảm chất lượng? 2. Chế độ dinh dưỡng hợp lí và trồng nhiều cây xanh có ý nghĩa gì với hô hấp tế bào ở người. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã được học và liên hệ kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV gọi học sinh trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, chốt câu trả lời và kết thúc bài học. |
1. Do trong quá trình bảo quản, không ức chế hoàn toàn quá trình hô hấp mà chỉ giảm cường độ hô hấp xuống mức tối thiểu. Do đó, trong thời gian dài, các chất hữu cơ trong thực phẩm vẫn bị phân giải dẫn đến làm giảm chất lượng. 2. Chế độ dinh dưỡng hợp lí nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu chất hữu cơ, còn việc trồng nhiều cây xanh sẽ đảm bảo được nguồn oxygen để cung cấp cho quá trình hô hấp tế bào. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1
Yếu tố |
Ảnh hưởng đến hô hấp tế bào |
Nước |
|
Nồng độ khí oxygen |
|
Nồng độ khí carbon dioxide |
|
Nhiệt độ |
Phiếu học tập số 2
Nông sản |
Cách bảo quản |
Giải thích |
Rau muống, quảcà chua, bắp ngô tươi, quả dưa chuột, rau bắp cải, quả cam. |
||
Hạt lúa, hạt đỗ, hạt lạc. |
||
Củ khoai tây, củ hành tây. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án KHTN 7 Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
Giáo án KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
Giáo án KHTN 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)