Giáo án Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
- Mức độ đơn giản một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
- Ví dụ về biến đổi trạng thái của chất.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động tìm hiểu về đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí và sự biến đổi trạng thái của chất trong đời sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ, trình bày kết quả nhóm.
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nêu được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
- Trình bày được ví dụ về biến đổi trạng thái của chất.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm theo phân công nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, máy tính, máy chiếu.
- Hình ảnh, video liên quan đến bài học.
- Dụng cụ thí nghiệm.
- Phiếu học tập, phiếu thí nghiệm.
2. Đối với học sinh:
- SHS.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 | |||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS hứng thú bắt đầu vào bài học thông qua câu chuyện ngụ ngôn. b. Cách tiến hành: - GV cho HS xem video chuyện ngụ ngôn Chú quạ thông minh (0s – 2.05p), yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Theo em, con quạ có thể uống nước được không? Vì sao? - GV dẫn dắt vào bài học mới: Đặc điểm của viên sỏi ở trạng thái rắn đã giúp quá trình uống nước của quạ được thuận lợi, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm này ở bài Bài 4 – Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất – Tiết 1. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT Ở TRẠNG THÁI RẮN, LỎNG, KHÍ Hoạt động 1: Phân biệt ba trạng thái của chất a. Mục tiêu: HS phân biệt được ba trạng thái của chất. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận nhóm 4: Sắp xếp các chất: muối ăn, hơi nước, nhôm, ni-tơ, nước uống, dầu ăn, giấm ăn, ô-xi, thủy tinh (ở nhiệt độ bình thường) vào vị trí thích hợp theo bảng gợi ý dưới đây.
- GV tổ chức HS chơi trò “Ai nhanh hơn” để chữa phần thảo luận: + GV mới đại diện 2 nhóm tham gia trò chơi, các nhóm còn lại làm trọng tài. GV chia bảng lớp thành 2 phần. + Mỗi đội chơi cử đại diện 2 bạn lên bảng luận phiên viết các tên chất vào các cột tương ứng. Đội nào xong trước có nhiều kết quả đúng là đội thắng cuộc. - GV nhận xét các đội chơi, mời các nhóm khác tìm thêm các chất ở mỗi trạng thái. - GV chốt kiến thức: Chất tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng và khí. - GV cho HS xem thêm hình ảnh ví dụ về ba trạng thái của chất: Hoạt động 2: Hai đặc điểm cơ bản của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí a. Mục tiêu: HS nêu được hai đặc điểm cơ bản của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 6 nhóm chuyên gia, tổ chức dạy học theo trạm: Ở mỗi trạm, HS quan sát hình để trả lời câu hỏi và ghi kết quả theo mẫu bảng gợi ý. |
- HS xem video và trả lời câu hỏi: Con quạ uống được nước vì khi thả những viên sỏi vào bình thì nước trong bình sẽ dâng lên. - HS lắng nghe, ghi bài. - HS đọc thông tin, thảo luận nhóm. - Đại diện HS luân phiên tham gia trò chơi, hoàn thành bảng:
- HS lấy thêm ví dụ về các chất ở mỗi trạng thái: + Trạng thái rắn: Bánh mì, sắt, cốc,... + Trạng thái lỏng: Sữa, xăng, coca,... + Trạng thái khí: Khói, hi-đờ-rô,... - HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. - HS hoạt động nhóm, thực hiện yêu cầu của GV, hoàn thành bảng: |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức chuẩn khác:
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)