Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hỗn hợp và dung dịch

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch từ các ví dụ đã cho.

- Thực hành tách muối hoặc đường ra khỏi dung dịch muối hoặc đường.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm; quan sát và phân tích hình ảnh, nội dung để khái quát được hỗn hợp và dung dịch.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: “Tách muối ra khỏi dung dịch nước muối”.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải thích được một số hỗn hợp và dung dịch thường sử dụng hằng ngày.

1.3. Phẩm chất chủ yếu

- Trách nhiệm và trung thực trong tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thảo luận.

- Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về hỗn hợp, dung dịch và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

2. Đồ dùng dạy học

– Tiết 1

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

 

SGK trang 16.

Tìm hiểu hỗn hợp

Hình 1, 2, 3, 4, 5 (SGK trang 16).

- SGK trang 16, 17.

- Muối tinh, đường, tiêu bột; một thìa nhỏ; một đĩa sâu lòng; cát sạch; nửa cốc nước (mỗi nhóm).

Tìm hiểu dung dịch

Hình 6, 7 (SGK trang 17).

- SGK trang 17.

- Đường trắng, thìa nhỏ, nửa cốc nước (mỗi nhóm).

Đố em

Hình 8, 9, 10 (SGK trang 17).

SGK trang 17.

– Tiết 2

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Bảng gợi ý (SGK trang 17).

- SGK trang 17.

- Giấy khổ A4 hoặc A3 (mỗi nhóm).

Thực hành tách muối ra khỏi dung dịch nước muối

- Hình 11 (SGK trang 18).

- Đĩa sứ, đèn cồn (hoặc cây nến), giá bếp (8 bộ).

- SGK trang 18.

- Thìa nhỏ, muối tinh, nửa cốc nước (mỗi nhóm).

Tìm hiểu về nghề làm muối của người dân miền biển

Hình 12 (SGK trang 18).

- SGK trang 18.

- Giấy khổ A3 hoặc A0 (mỗi nhóm).

Tiết 1

3. Các hoạt động dạy học (tiết 1)

3.1. Hoạt động khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về hỗn hợp và dung dịch.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi ở mục Hoạt động khởi động (SGK trang 16).

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, một HS đặt câu hỏi như ở mục Hoạt động khởi động (SGK trang 16) và HS còn lại sẽ trả lời.

- GV mời ba nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV nhận xét chung và giải thích cho HS: Khi ta khuấy đều muối vào cốc nước, ta đã tạo ra một dung dịch nước muối.

- GV dẫn dắt vào bài học: “Hỗn hợp và dung

dịch”.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

+ Bạn hỏi: Bạn đã bao giờ pha nước muối để súc miệng chưa? Bạn pha nước muối như thế nào?

+ Bạn trả lời: Tớ thường xuyên giúp mẹ pha nước muối để súc miệng. Tớ lấy cốc nước, cho một thìa nhỏ muối vào và khuấy đều,…

- Đại diện ba nhóm trình bày.

- HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- Câu trả lời của HS cho câu hỏi ở mục Hoạt động khởi động (SGK trang 16).

3.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức

3.2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu hỗn hợp (15 phút)

a) Mục tiêu: HS nhận biết được một hỗn hợp.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp thí nghiệm, phương pháp dạy học hợp tác.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV chia lớp thành các nhóm 4 hoặc 6 HS, hướng dẫn HS tìm hiểu các bước thực hiện thí nghiệm 1a, 1b (SGK trang 16).

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm 1a, 1b và thực hiện nhiệm vụ:

+ Ở thí nghiệm 1a, hỗn hợp gia vị có những chất nào và có vị gì? So sánh vị của hỗn hợp đó với vị của từng chất ban đầu.

+ Ở thí nghiệm 1b, em có nhìn thấy từng chất trong hỗn hợp vừa tạo thành không? So sánh màu sắc của các chất trong hỗn hợp tạo thành với màu sắc của các chất ban đầu.

+ Theo em, hỗn hợp được tạo thành khi nào?

- GV mời hai nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kết luận: Hỗn hợp được tạo thành khi hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi ở mục Đố em (SGK trang 17).

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, một HS đặt câu hỏi như ở mục Đố mục (SGK trang 17) và HS còn lại sẽ trả lời.

- GV mời ba nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình.

- GV nhận xét chung và khen ngợi những nhóm có câu trả lời tốt.

- GV cung cấp thêm thông tin và các ví dụ về hỗn hợp như: Hỗn hợp không chỉ do chất rắn tạo thành mà còn được tạo nên từ các chất lỏng, chất khí. Ví dụ:

+ Máu là một hỗn hợp gồm nhiều thành phần như huyết tương, hồng cầu,…

+ Không khí mà chúng ta thở là hỗn hợp của các khí ô–xi, ni–tơ,…

- HS chia nhóm, tìm hiểu các bước thực hiện thí nghiệm.

- Các nhóm tiến hành thí nghiệm và thực hiện nhiệm vụ.

- HS trả lời:

+ Hỗn hợp gia vị có những chất: muối, đường và tiêu bột. Hỗn hợp có vị mặn của muối, ngọt của đường và cay của tiêu bột. Vị của hỗn hợp không thay đổi với vị của từng chất ban đầu.

+ Trong hỗn hợp nước – cát, vẫn nhìn rõ nước và cát. Màu sắc của các chất trong hỗn hợp lúc này vẫn giống màu sắc của các chất ban đầu.

+ Hỗn hợp được tạo thành khi hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.

- Đại diện hai nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

- HS đọc câu hỏi ở mục Đố em (SGK trang 17).

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

+ Bạn hỏi: Đất có phải là hỗn hợp không? Vì sao?

+ Bạn trả lời: Đất là một hỗn hợp vì trong đất có chất khoáng, mùn, không khí, nước,…

- Đại diện ba nhóm trình bày.

- HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS làm việc nhóm 4 hoặc 6 HS.

- HS rút ra được kết luận: Hỗn hợp được tạo thành khi hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.

- Câu trả lời của HS: Đất là một hỗn hợp vì trong đất có chất khoáng, mùn, không khí, nước,…

3.2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu dung dịch (10 phút)

a) Mục tiêu: HS nhận biết được một dung dịch.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp thí nghiệm, phương pháp dạy học hợp tác.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước thực hiện thí nghiệm 2 (SGK trang 17).

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm 2 và trả lời các câu hỏi:

+ Em có nhìn thấy từng chất trong hỗn hợp nước đường không?

+ Theo em, dung dịch được tạo thành khi nào?

- GV mời hai nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kết luận: Dung dịch được tạo thành khi có hai chất lỏng hoặc chất lỏng và chất rắn hoà tan hoàn toàn vào nhau thành một hỗn hợp đồng nhất.

- HS tìm hiểu các bước thực hiện thí nghiệm.

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- HS trả lời:

+ Không thấy từng chất trong hỗn hợp.

+ Dung dịch được tạo thành khi có hai chất lỏng hoặc chất lỏng và chất rắn hoà tan hoàn toàn vào nhau thành một hỗn hợp đồng nhất.

- Đại diện hai nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học