Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 5: Ôn tập chủ đề Chất
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Yêu cầu cần đạt
1.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Vẽ được sơ đồ tư duy củng cố kiến thức về thành phần và vai trò của đất; ô nhiễm, xói mòn đất; hỗn hợp, dung dịch và sự biến đổi của chất được học trong chủ đề.
- Điều tra và chia sẻ, đề xuất về một số vấn đề ô nhiễm, xói mòn đất.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học trong việc tổng kết bài học và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong tiến hành tạo sản phẩm, điều tra, thảo luận.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua thiết kế sơ đồ tư duy, đề xuất biện pháp chống ô nhiễm và xói mòn đất.
1.3. Phẩm chất chủ yếu
- Trách nhiệm: Cẩn thận, tuân thủ các hướng dẫn trong quá trình điều tra.
- Trung thực trong tiến hành và báo cáo kết quả điều tra, thảo luận.
- Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về các nguyên nhân gây ô nhiễm và xói mòn đất, từ đó biết đề xuất một số biện pháp vận dụng vào đời sống.
2. Đồ dùng dạy học
Hoạt động |
GV |
HS |
Khởi động |
Trò chơi “Ai tinh mắt”. |
|
Sơ đồ hoá |
Kệ treo tranh (8 cái). |
- SGK trang 24. - Giấy khổ A0, bút màu, bút chì (mỗi nhóm). |
Em tập làm nhà khoa học |
- SGK trang 24. - Giấy khổ A4 (mỗi nhóm). |
3. Các hoạt động dạy học
3.1. Hoạt động khởi động (3 phút)
a) Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức đã học ở chủ đề Chất và tạo tâm thế cho HS sẵn sàng vào bài ôn tập.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp trò chơi.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
– GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Ai tinh mắt”. GV thông báo thể lệ: Các em hãy sắp xếp các chữ cái gợi ý thành từ hoặc cụm từ có nghĩa. (1) T/Đ/Ấ (2) X/Ò/M/I/Ó/N (3) N/Ô/H/I/M/Ễ (4) U/D/G/N/Ị/D/C/H 5) Ỗ/H/P/N/Ợ/H – GV dẫn dắt vào bài học: “Ôn tập chủ đề Chất”. |
– HS tham gia trò chơi. (1) ĐẤT (2) XÓI MÒN (3) Ô NHIỄM (4) DUNG DỊCH (5) HỖN HỢP – HS lắng nghe. |
d) Dự kiến sản phẩm:
– HS tích cực tham gia trò chơi và giải được các từ khoá: (1) ĐẤT, (2) XÓI MÒN, (3) Ô NHIỄM, (4) DUNG DỊCH, (5) HỖN HỢP.
3.2. Hoạt động 1: Sơ đồ hoá (17 phút)
a) Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập, khái quát hoá các kiến thức đã học được trong chủ đề Chất.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp thực hành, phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật phòng tranh.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- GV chia lớp thành các nhóm 6 HS và yêu cầu các nhóm viết, vẽ những điều đã học được trong chủ đề Chất theo gợi ý (SGK trang 24) vào giấy khổ A0. GV lưu ý HS có thể sử dụng bút màu sáp để trình bày rõ ràng và đẹp mắt. - GV yêu cầu các nhóm dán sản phẩm của nhóm xung quanh lớp. - GV tổ chức cho HS di chuyển quanh lớp học để xem sản phẩm của các nhóm. - GV mời hai nhóm trình bày về sản phẩm của nhóm mình trước lớp. - GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét chung, khen ngợi các nhóm có sản phẩm đẹp, khoa học và thể hiện đầy đủ nội dung đã học trong chủ đề Chất. - GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành sản phẩm cá nhân vào vở. |
- HS chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - Các nhóm dán sản phẩm xung quanh lớp. - HS thực hiện nhiệm vụ. - Đại diện hai nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có). - HS lắng nghe. - HS thực hiện nhiệm vụ. |
d) Dự kiến sản phẩm:
- HS làm việc nhóm 6 HS.
- Sơ đồ tư duy của các nhóm về những kiến thức đã học trong chủ đề Chất.
3.3. Hoạt động 2: Em tập làm nhà khoa học (15 phút)
a) Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập kiến thức về ô nhiễm, xói mòn đất.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp thực hành, phương pháp dạy học hợp tác.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- GV yêu cầu HS đọc các nhiệm vụ ở mục Em tập làm nhà khoa học (SGK trang 24). - GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Điều tra về một số vấn đề ô nhiễm, xói mòn đất ở địa phương em và hoàn thành phiếu điều tra theo gợi ý (SGK trang 24) vào giấy khổ A4. - GV mời đại diện hai đến ba nhóm đóng vai là các nhà khoa học để trình bày trước lớp về một số vấn đề ô nhiễm, xói mòn đất ở địa phương. - GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét chung, khen ngợi các nhóm có nội dung điều tra tốt, sáng tạo; thuyết trình tự tin, lưu loát,.. |
- HS đọc các nhiệm vụ ở mục Em tập làm nhà khoa học (SGK trang 24). - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. - Đại diện hai đến ba nhóm đóng vai là các nhà khoa học trình bày. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có). - HS lắng nghe. |
d) Dự kiến sản phẩm:
- HS làm việc nhóm 6 HS.
- Phiếu điều tra về một số vấn đề ô nhiễm, xói mòn đất ở địa phương của các nhóm.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)