Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Sử dụng năng lượng điện

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nêu được một số quy tắc cơ bản về an toàn điện và tuân thủ các quy tắc an toàn điện trong tình huống thường gặp.

- Nêu và thực hiện được việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng điện ở trường và ở nhà.

- Đề xuất và trình bày được những việc cần làm để sử dụng an toàn, tiết kiệm năng lượng điện một cách đơn giản, dễ nhớ (như dùng hình ảnh, sơ đồ,...) để vận động gia đình và cộng đồng cùng thực hiện.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm và tiến hành cùng làm sản phẩm tuyên truyền sử dụng tiết kiệm năng lượng điện.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua đề xuất những việc cần làm để sử dụng điện an toàn, tiết kiệm năng lượng điện, tự thu thập thông tin về Giờ Trái Đất.

1.3. Phẩm chất chủ yếu

- Trách nhiệm: Tuân thủ các quy tắc an toàn điện, tiết kiệm năng lượng điện và vận động mọi người xung quanh, cộng đồng cùng thực hiện vì môi trường.

- Trung thực trong tiến hành và báo cáo kết quả thảo luận.

- Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và vận dụng kiến thức về sử dụng điện để đảm bảo an toàn cho bản thân, người thân.

2. Đồ dùng dạy học

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Hình 1 (SGK trang 35).

SGK trang 35.

Tìm hiểu một số tình huống an toàn, không an toàn về điện

Hình 2, 3, 4, 5, 6, 7 (SGK trang 35).

- SGK trang 35, 36.

- Giấy khổ A3 (mỗi nhóm).

Tìm hiểu những việc cần làm để tiết kiệm điện ở trường và ở gia đình

Hình 8, 9 (SGK trang 36).

SGK trang 36.

Em tập làm tuyên truyền viên

 

- SGK trang 36.

- Giấy khổ A4, bút màu, bút chì (mỗi nhóm).

3. Các hoạt động dạy học

3.1. Hoạt động khởi động (3 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về việc sử dụng điện an toàn.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV tổ chức cho HS quan sát hình 1 (SGK trang 35) và đặt câu hỏi: Thợ điện trong hình sử dụng những trang bị bảo hộ nào?

- GV: Vì sao thợ điện sử dụng ủng cao su và găng tay cao su bảo hộ khi làm việc?

- GV mời một vài HS trình bày câu trả lời của mình trước lớp.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học “Sử dụng năng lượng điện”.

- HS quan sát hình và trả lời: Thợ điện trong hình sử dụng ủng cao su, găng tay cao su bảo hộ khi làm việc.

- HS trả lời:Thợ điện sử dụng ủng cao su và găng tay cao su bảo hộ khi làm việc vì đây là các vật cách điện, giúp bảo đảm an toàn cho thợ điện.

- HS trình bày câu trả lời.

- HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS làm việc cá nhân.

- Câu trả lời của HS: Thợ điện sử dụng ủng cao su và găng tay cao su bảo hộ khi làm việc vì đây là các vật cách điện, giúp bảo đảm an toàn cho thợ điện.

3.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức

3.2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số tình huống an toàn, không an toàn về điện (17 phút)

a) Mục tiêu:

- Nêu được một số quy tắc cơ bản về an toàn điện và tuân thủ các quy tắc an toàn điện trong tình huống thường gặp.

- Giải thích được một số tình huống an toàn và không an toàn điện.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp trực quan, phương pháp vấn đáp.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV chia lớp thành cách nhóm 4 hoặc 6 HS.

– GV tổ chức cho HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6, 7 (SGK trang 35) và yêu cầu HS thảo luận nhóm cho biết tình huống nào an toàn và tình huống nào không an toàn trong các hình bằng cách hoàn thành bảng sau vào giấy khổ A3:

Hình

An toàn

Không an toàn

Giải thích

2

     

3

     

4

     

5

     

6

     

7

     

- GV yêu cầu các nhóm dán sản phẩm của nhóm lên bảng.

- GV mời hai nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét và yêu cầu các nhóm kể các tình huống an toàn và không an toàn khác khi sử dụng điện trong đời sống.

- GV: Từ các tình huống trên, hãy nêu một số quy tắc cơ bản về an toàn điện.

- GV mời một vài HS trình bày câu trả lời của mình trước lớp.

- GV mời một vài HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kết luận về một số tình huống an toàn, không an toàn về điện trong đời sống.

- GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu các thiết bị điện trong nhà, lớp học và hoàn thành bảng theo gợi ý (SGK trang 36) vào bảng nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm treo bảng nhóm lên bảng và mời đại diện hai nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và yêu cầu HS vận động bạn bè và người thân cùng thực hiện an toàn khi sử dụng các thiết bị điện.

- HS chia nhóm.

- HS quan sát các hình và thực hiện nhiệm vụ.

- HS trả lời:

Hình

An toàn

Không an toàn

Giải thích

2

 

X

Thanh kim loại là vật dẫn điện nên nếu đưa thanh kim loại vào ổ điện sẽ có dòng điện chạy vào cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng.

3

 

X

Cắm phích cắm vào ổ điện trong khi tay còn ướt thì nước từ tay dễ tiếp xúc với điện, giúp dòng điện chạy vào cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng.

4

X

 

Lau khô tóc trước khi sử dụng máy sấy sẽ tránh được tình trạng nước từ tóc ướt tiếp xúc với điện, hạn chế nguy cơ bị điện giật.

5

 

X

Diều có thể bị mắc vào đường dây điện cao thế gây chập điện, cháy nổ. Ngoài ra, đường dây điện cao thế có khả năng phóng điện, gây nguy hiểm đến tính mạng cho người ở gần.

6

 

X

Ở các trạm biến áp, điện cũng có khả năng phóng ra bên ngoài, gây nguy hiểm đến tính mạng cho ngươi ở gần.

7

X

 

Việc báo cho bố mẹ để sửa dây điện sẽ hạn chế tình trạng bị điện giật khi sử dụng các thiết bị điện.

- Các nhóm dán sản phẩm lên bảng.

- Đại diện hai nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

- HS trả lời theo hiểu biết của bản thân.

- HS trả lời: Một số quy tắc an toàn điện: không chạm vào dây điện bị hở; không lắp đặt thiết bị điện nơi ẩm ướt; không đến gần các khu vực có cột điện cao thế, trạm biến áp;... Phải báo tin cho người lớn biết ngay khi thấy những sự cố về điện.

- HS trình bày câu trả lời.

- HS khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- HS trả lời theo hiểu biết của bản thân.

- Các nhóm treo bảng nhóm lên bảng.

- Đại diện hai nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS làm việc cá nhân và làm việc nhóm 4 hoặc 6 HS.

- HS rút ra được kết luận: Một số quy tắc an toàn điện: Không chạm vào dây điện bị hở; không lắp đặt thiết bị điện nơi ẩm ướt; không đến gần các khu vực có cột điện cao thế, trạm biến áp;... Phải báo tin cho người lớn biết ngay khi thấy những sự cố về điện.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học