Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 11: Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Kể được tên một số phương tiện, máy móc và hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy.

- Thu thập, xử lí thông tin và trình bày được (bằng những hình thức khác nhau) về việc khai thác, sử dụng các dạng năng lượng nêu trên.

- Vận dụng được kiến thức về nguồn năng lượng mặt trời để tự làm bếp mặt trời.

1.2.  Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong tiến hành thu thập thông tin, thảo luận.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dự đoán, thực hiện làm bếp mặt trời vận dụng vào đời sống.

1.3. Phẩm chất chủ yếu

- Trách nhiệm: Cẩn thận, tuân thủ các quy định về an toàn trong làm thí nghiệm tìm hiểu việc sử dụng năng lượng mặt trời.

- Trung thực trong tiến hành và báo cáo kết quả thảo luận.

- Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về các dạng năng lượng mặt trời, gió, nước chảy và ứng dụng trong cuộc sống.

2.  Đồ dùng dạy học

– Tiết 1

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

 

SGK trang 41.

Tìm hiểu về một số phương tiện, máy móc và hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy

Hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 (SGK trang 41, 42).

SGK trang 41, 42.

Cùng thảo luận

 

- SGK trang 42.

- Bảng nhóm.

– Tiết 2

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

   

Thu thập thông tin việc khai thác và sử dụng các dạng năng lượng mặt trời, gió, nước chảy

 

- SGK trang 43.

- Giấy khổ A3 (mỗi nhóm).

Luyện tập

 

SGK trang 43.

– Tiết 3

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Trò chơi “Mặt trời, mặt trời”.

 

Thí nghiệm “Làm bếp mặt trời”

Máy tính, máy chiếu.

- SGK trang 44

- Lốp xe ô tô hoặc xe máy đã qua sử dụng; tấm kính trắng, có kích thước lớn hơn lốp xe; bát nước; nhiệt kế (mỗi nhóm).

- Video ghi lại quá trình thực hiện thí nghiệm.

Tiết 1

3. Các hoạt động dạy học (tiết 1)

3.1. Hoạt động khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về năng lượng mặt trời, gió và nước chảy.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV yêu cầu HS kể tên một số phương tiện, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió hoặc năng lượng nước chảy mà em biết hoặc gia đình đang sử dụng.

– GV mời một vài HS trả lời.

– GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy”.

– HS trả lời theo hiểu biết của bản thân.

– HS trình bày câu trả lời.

– HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm:

– HS làm việc cá nhân.

– HS kể được tên một số phương tiện, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió hoặc năng lượng nước chảy mà các em biết hoặc gia đình đang sử dụng.

3.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức: Tìm hiểu về một số phương tiện, máy móc và hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy (15 phút)

a) Mục tiêu: HS kể được một số phương tiện, máy móc và hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp trực quan, phương pháp vấn đáp.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV chia lớp thành các nhóm 4 hoặc 6 HS.

– GV tổ chức cho HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 (SGK trang 41, 42) và yêu cầu HS thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ: Cho biết năng lượng mặt trời, gió và nước chảy được dùng cho những phương tiện, máy móc, hoạt động nào của con người có trong các hình. Giải thích.

– GV mời hai nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

– GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

–  GV nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kết luận:

+ Năng lượng mặt trời được dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu và sản xuất điện,...

+ Năng lượng gió được dùng để chạy thuyền buồm, sản xuất điện,...

+ Năng lượng nước chảy được dùng để đẩy thuyền, bè,... xuôi dòng nước; làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao, sản xuất điện,...

+ Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy là các nguồn năng lượng sạch và có thể thay thế các nguồn năng lượng chất đốt.

– HS chia nhóm.

– HS quan sát các hình và thực hiện nhiệm vụ.

– HS trả lời:

+ Năng lượng mặt trời: sản xuất điện, làm khô thóc, làm muối,…

+ Năng lượng gió: sảy thóc, chạy thuyền buồm, sản xuất điện,…

+ Năng lượng nước chảy: chuyên chở hàng hoá, đưa nước lên cao để phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất điện,...

– Đại diện hai nhóm trình bày.

– Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS làm việc nhóm 4 hoặc 6 HS.

- HS rút ra được kết luận:

+ Năng lượng mặt trời được dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu và sản xuất điện,...

+ Năng lượng gió được dùng để chạy thuyền buồm, sản xuất điện,...

+ Năng lượng nước chảy được dùng để đẩy thuyền, bè,... xuôi dòng nước; làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao, sản xuất điện,...

+ Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy là các nguồn năng lượng sạch và có thể thay thế các nguồn năng lượng chất đốt.

3.3. Hoạt động luyện tập: Cùng thảo luận (15 phút)

a) Mục tiêu: HS nêu được những việc cần sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy ở địa phương.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp trò chơi, phương pháp dạy học hợp tác.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV chia lớp thành 2 đội và thông báo thể lệ: Hai đội viết tên các nhà máy sản xuất điện sử dụng năng lượng mặt trời (điện mặt trời), năng lượng gió (điện gió), năng lượng nước chảy (thuỷ điện) ở nước ta vào bảng nhóm. Trong thời gian 5 phút, đội nào viết được nhiều tên đúng là đội thắng cuộc.

– GV yêu cầu hai đội treo bảng nhóm lên bảng.

– GV nhận xét và công bố đội thắng cuộc.

– GV chia lớp thành các nhóm 4 hoặc 6 HS và yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Địa phương em sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy vào những việc gì?

– GV mời hai nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

– GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

– GV nhận xét chung và yêu cầu HS đọc nội dung ở mục Em tìm hiểu thêm (SGK trang 42) để có thêm kiến thức về việc sử dụng năng lượng nước chảy trong bánh xe nước (cọn nước).

– GV yêu cầu các nhóm về nhà để tìm hiểu thông tin qua sách, báo, Internet về việc khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy; những thuận lợi và khó khăn trong khai thác, sử dụng các dạng năng lượng này.

– HS chia đội.

– HS trả lời theo hiểu biết của bản thân.

– Hai đội treo bảng nhóm lên bảng.

– HS lắng nghe.

– HS chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

– HS trả lời theo hiểu biết của bản thân.

– Đại diện hai nhóm trình bày.

– Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

– HS đọc nội dung ở mục Em tìm hiểu thêm (SGK trang 42).

– Các nhóm nhận nhiệm vụ.

d) Dự kiến sản phẩm:

– HS làm việc theo nhóm 4 hoặc 6 HS.

– HS kể được tên các nhà máy sản xuất điện sử dụng năng lượng mặt trời (điện mặt trời), năng lượng gió (điện gió), năng lượng nước chảy (thuỷ điện) ở nước ta.

Tiết 2

4. Các hoạt động dạy học (tiết 2)

4.1. Hoạt động khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về việc sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học