Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất.

- Nêu được một số biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.

- Đề xuất, thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm; quan sát và phân tích hình ảnh, nội dung để phát hiện ra một số nguyên nhân gây ô nhiễm và xói mòn đất.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: “Tìm hiểu nguyên nhân gây xói mòn đất”.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc nêu được một số biện pháp chống ô nhiễm và xói mòn đất.

1.3. Phẩm chất chủ yếu

- Trách nhiệm: Chăm sóc và bảo vệ môi trường đất.

- Trung thực trong tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thảo luận.

- Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm và xói mòn đất, từ đó biết cách vận dụng bảo vệ môi trường đất trong cuộc sống.

2. Đồ dùng dạy học

– Tiết 1

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Hình 1 (SGK trang 10).

SGK trang 10.

Tìm hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm đất

Hình 2, 3, 4, 5, 6a, 6b, 7, 8 (SGK trang 10, 11).

SGK trang 10, 11.

Tìm hiểu một số nguyên nhân gây xói mòn đất

Hình 9a, 9b, 10, 11 (SGK trang 11).

SGK trang 11.

– Tiết 2

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Ô chữ có các từ khoá liên quan đến ô nhiễm, xói mòn đất,…

 

Em tập làm nhà khoa học – Thí nghiệm “Tìm hiểu nguyên nhân gây xói mòn đất”

Hình 12a, 12b, 12c (SGK trang 12).

- SGK trang 12.

- Một chậu đất; ba chai nước có lượng nước bằng nhau; ba khay hình chữ nhật có kích thước bằng nhau; một số cành cây nhỏ; găng tay (mỗi nhóm).

Tìm hiểu tác hại của ô nhiễm đất và xói mòn đất

Hình 13, 14 (SGK trang 13).

- SGK trang 13.

- Giấy khổ A3 hoặc A0 (mỗi nhóm).

– Tiết 3

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

   

Em tập làm nhà khoa học

 

- SGK trang 14.

- Bảng nhóm.

Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường đất

Hình 15, 16, 17, 18 (SGK trang 14).

SGK trang 14.

– Tiết 4

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

   

Em tập làm tuyên truyền viên

 

- SGK trang 14.

- Giấy khổ A3 hoặc A0 (mỗi nhóm).

Cùng sáng tạo: Làm mô hình ruộng bậc thang

Hình 19, 20, 21, 22 (SGK trang 15).

- SGK trang 15.

- Bìa các–tông hoặc miếng xốp; giấy màu nâu và màu xanh lá cây; bút màu; thước kẻ; kéo; hồ dán (mỗi nhóm).

Tiết 1

3. Các hoạt động dạy học (tiết 1)

3.1. Hoạt động khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về hiện tượng ô nhiễm, xói mòn đất.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK trang 10) và đặt câu hỏi: Hình 1 mô tả hiện tượng gì?

- GV yêu cầu một vài HS trình bày câu trả lời.

- GV yêu cầu một vài HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét chung và giải thích cho HS: Các hiện tượng thiên tai như mưa lớn, lũ quét và những tác động của con người như chặt phá rừng,… dẫn đến ô nhiễm, xói mòn đất.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất”.

- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi theo hiểu biết của bản thân: Hình 1 mô tả hiện tượng xói mòn đất do vùng đất này không có thực vật che phủ,…

- HS khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

- HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm

- Câu trả lời của HS: Hình 1 mô tả hiện tượng xói mòn đất.

3.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức

3.2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm đất (15 phút)

a) Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV chia lớp thành các nhóm 4 hoặc 6 HS và tổ chức cho HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6a,6b, 7, 8 (SGK trang 10, 11) và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Mô tả từng hình để đưa ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.

+ Nguyên nhân nào gây ô nhiễm đất do con người?

+ Nguyên nhân nào gây ô nhiễm đất do tự nhiên?

+ Nêu những nguyên nhân khác gây ô nhiễm đất.

– GV mời hai nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kết luận: Nguyên nhân gây ô nhiễm đất:

+ Nguyên nhân do con người: Sử dụng không hợp lí phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp; các chất ô nhiễm từ chất thải do hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt; cháy rừng do một số hoạt động của con người;...

+ Nguyên nhân do tự nhiên: nhiễm mặn, nhiễm phèn; cháy rừng do sét đánh, núi lửa phun trào;...

- GV yêu cầu các nhóm liên hệ thực tế tìm hiểu những nguyên nhân gây ô nhiễm đất ở địa phương.

- GV mời hai nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét chung.

- HS chia nhóm, quan sát các hình và thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ.

- HS trả lời:

+ Hình 2: Sử dụng phân bón hoá học không hợp lí.

+ Hình 3: Phun quá nhiều thuốc trừ sâu.

+ Hình 4: Hoá chất không được xử lí.

+ Hình 5: Rác thải không được xử lí.

+ Hình 6b: Đất bị nhiễm mặn.

+ Hình 7: Cháy rừng cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm, thoái hoá đất.

+ Hình 8: Núi lửa phun trào nham thạch.

+ Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do con người: sử dụng phân bón hoá học không hợp lí, phun quá nhiều thuốc trừ sâu, hoá chất không được xử lí, rác thải không được xử lí, cháy rừng do một số hoạt động của con người.

+ Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do tự nhiên: đất bị nhiễm mặn, cháy rừng do sét đánh, núi lửa phun trào.

+ HS trả lời theo hiểu biết của bản thân.

- Đại diện hai nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- HS trả lời theo hiểu biết của bản thân.

- Đại diện hai nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

- HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS làm việc nhóm 4 hoặc 6 HS.

- HS rút ra được kết luận: Nguyên nhân gây ô nhiễm đất:

+ Nguyên nhân do con người: sử dụng không hợp lí phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp; các chất ô nhiễm từ chất thải do hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt; cháy rừng do một số hoạt động của con người;...

+ Nguyên nhân do tự nhiên: nhiễm mặn, nhiễm phèn; cháy rừng do sét đánh, núi lửa phun trào;...

3.2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nguyên nhân gây xói mòn đất (15 phút)

a) Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên nhân gây xói mòn đất.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học