Giáo án Hóa học 8 Bài 37: Axit - Bazơ - Muối mới nhất (tiết 2)
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
HS nêu được khái niệm muối và lấy được ví dụ minh họa.
2. Kĩ năng :
-Phân loại được muối theo công thức hóa học cụ thể
-Viết được CTHH của một số muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit
-Đọc được tên một số muối theo CTHH cụ thể và ngược lại
-Tính được khối lượng một số muối tạo thành trong phản ứng
3. Thái độ : kiên tri trong học tập và yêu thích bộ môn.
-Định nghĩa muối
-Cách gọi tên muối
-Phân loại muối
1. Giáo viên
-Bảng 3 (Muối )
-Bảng phụ có ghi sẳn các bài tập
2. Học sinh
- Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới
1. Ổn định trật tự và kiểm tra bài cũ(6’)
a. Gọi 1 HS định nghĩa axit, bazơ và viết công thức chung của oxit, axit, bazơ.
b. Gọi 1 HS làm bài tập 2 và 1 HS làm bài tập 6a sgk trang 130.
2. Hoạt động dạy học : Chúng ta đã tìm hiểu hợp chất axit, bazơ. Trong các hợp chất vô cơ còn có hợp chất muối. Muối có thành phần phân tử như thế nào? gọi tên ra sao?
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG |
---|---|---|
Hoạt động 1: Muối (31’) |
||
?Kể tên một số muối thường gặp và viết công thức của chúng? GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1 sau bằng cách ghi CTHH và nguyên tử kim loại và gốc axit -Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. ? So sánh thành phần phân tử của các muối? ?Mỗi một phân tử muối có bao nhiêu nguyên tử kim loại? ?Mỗi một phân tử muối có mấy gốc axit? ?Một phân tử mối có ít nhất bao nhiêu nguyên tố hoá học tạo thành? ?Một chất được tạo bởi hai NTHH trở lên gọi là gì? ? Vậy, Một chất hội tụ đầy đủ cả 3 yếu tố trên gọi là muối,Em hãy định nghĩa muối? ?Từ CTHH của muối Al2(SO4)3 các em có nhận xét gì về hoá trị của nhôm với chỉ số gốc (=SO4) và ngược lại. ? Để lập CTHH của muối chúng ta vận dụng qui tắc nào.nhắc lai qui tắc đó GV: cho HS thảo luận theo bàn nêu ra cách goi tên của muối? Gọi đại diện 1 bàn phát biêu cách gọi tên muối? ? Gọi tên các muối sau: KCl, Al2(SO4)3, Fe(NO3)2 * Lưu ý: Nếu kim loại có nhiều hoá trị thì kèm theo hoá trị trong ngoặc đơn giống gọi tên bazơ. -HD hs gọi tên muối sau: KHCO3, NaH2PO4 GV: hướng dẫn HS cách gọi tên muối axit ? Dựa vào bảng 3 có thể chia ra mấy loại muối? kể tên và cho ví dụ minh hoạ? ? Gọi 1 HS đọc 2 định nghĩa phân loại muối? |
Natriclorua: NaCl Đồng sufat: CuSO4 -Thảo luận nhóm 3’ hoàn thành vào bảng nhóm -Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có) -Chúng đều có nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit -Một hoặc nhiều -Một hoặc nhiều -Ít nhất hai NTHH tạo thành -Hợp chất Muối là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit -Hoá trị Al= chỉ số của nhóm SO4 , hoá trị của nhóm SO4= chỉ số của Al Qui tắc hoá trị, a.x=b.y HS thảo luận theo bàn và nêu cách gọi tên 1’ Tên muối = tên kim loại + tên gốc axit Đại diện 1 nhóm báo cáo, các nhóm còn lại nhận xết, bổ sung (nếu có) KCl:Kali clorua Al2(SO4)3: Nhôm sunfat Fe(NO3)2: Sắt (II) nitrat -Tiếp thu kiến thức. -Kali hiđro cacbonat Natri đi hiđro cacbonat -2 loại: +Muối trung hòa +Muối axit |
III. MUỐI 1. Định nghĩa. Muối là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. 2. Gọi tên. Tên muối = Tên kim loại( kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit NaCl: Natri clorua Al2(SO4)3 : Nhôm sunfát Fe(NO3)2 :sắt(II) nitrát. KHCO3: kalihiđrocacbonát NaH2PO4: natriđihiđro photphát 3. Phân loại. 2 loại - Muối trung hoà: sgk Ví dụ: NaCl, Al2(SO4)3,Fe(NO3)2 -Muối axit: sgk Ví dụ: KHCO3,NaH2PO4… |
3. Củng cố: (6’)
-Hệ thống lại nội dung toàn bài
-Gọi 1 hs đọc nội dung ghi nhớ
- Bài tập 1 : Lập công thức của các muối sau.
a. Canxi nitrát
b. Magie clorua.
c. Nhôm nitrát
d. Bari sunfát.
e. Canxi phốt pho.
f. sắt (III) sunfát.
- Bài tập 2 : Hãy điền vào ô trống hoàn thành bảng sau.
4. Dặn dò: (1’)
- Học bài giảng và làm bài tập 6 sgk trang 130.
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức chương 5.
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Bảng 1 :
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 8 Bài 38: Bài luyện tập 7
- Giáo án Hóa học 8 Bài 39: Bài thực hành 6
- Giáo án Hóa học 8 Bài 40: Dung dịch
- Giáo án Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước
- Giáo án Hóa học 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)