Giáo án Hóa học 8 Bài 39: Bài thực hành 6 mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức :

Thí nghiệm thể hiện tính chất hóa học của nước :nước tác dụng với Na, CaO, P2O5

2. Kĩ năng :

-Thực hiện các thí nghiệm trên thành công, an toàn, tiết kiệm.

-Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng

-Viết phương trình hóa học minh họa kết quả thí nghiệm

3. Thái độ : Cẩn thận và kiên trì trong học tập

4. Năng lực cần hướng tới :

- Năng lực tự học

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực nghiên cứu và thực hành Hóa học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học

Biết tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của nước: tác dụng với một số kim loại, một số oxit bazơ tạo ra dung dịch bazơ, tác dụng với một số oxit axit tạo ra dung dịch axit

4 nhóm, mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ gồm:

- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, phễu nhựa, lọ thuỷ tinh, mui đốt hoá chất .

- Hoá chất : Natri, Cao, P, diêm, nước

1. Ổn định: (1’)

2. Hoạt động dạy học: (43’) Hôm nay chúng ta tiến hành các thí nghiệm chứng minh cho tính chất hoá học của nước . Đó là bài học của hôm nay?

GIÁO VIÊN HỌC SINH

Hoạt động 1:Nhắc lại một số kiến thức có liên quan (6’)

?Nhắc lại TCHH của nước?

? Nước tác dụng với ozzit ba zơ → sản phẩm gì?

?Dung dịch ba zơ làm dổi màu quỳ tím thành gì?

?Nước tác dụng với dung dịch axit → sản phẩm gì?

?Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành gì?

-Tác dụng với kim loại

-Tác dụng với oxit bazơ

-Tác dụng với oxit axit

-Dung dịch ba zơ.

-Xanh.

-Dung dịch axit

-Đỏ.

Hoạt động 2: Thực hành (22’)

Hoạt động 1: Nứơc tác dụng với Natri

GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo cách tiến hành sách giao khoa

- Dùng tờ giấy lọc uống cong mép ngoài, tẩm ướt giấy

(hoặc gấp giấy bỏ vào phiểu )

- phát cho mỗi nhóm 1 mẫu Na (lấy giấy lọc tẩm dầu bỏ Na vào )

- Đặt mẫu Na lên giấy lọc tẩm nước

-HS tiến hành thí nghiệm

Hoạt đông 2: Nước tác dụng với vôi sống (CaO)

GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm

- lấy CaO cho vào chén sứ

- Rót nước vào chén sứ có chứa CaO

- cho 2 giọt dd Phenolphtalêin vào dd mới tạo thành

HS:tiến hành làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra, nhận xét, giải thích hiện tượng xảy ra ?

Hoạt động 3: Nước tác dụng với điphotpho penta oxit (P2O5)

GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm

- Lấy 1 ít P đỏ vào thìa đốt.

- Đốt cháy P trong không khí rồi đưa vào lọ thuỷ tinh có chứa 1 ít nước

- Khi P ngừng cháy lấy thìa ra và đậy nút

- Lắc cho khói trắng tan hết trong nước và cho mẫu giấy quì tím vào lọ .

HSlàm thí nghiệm, nxét và giải thích hiện tượng xảy ra.

Thí nghiệm 1: Nứơc tác dụng với Natri

- Natri chạy trên tờ giấy, có khí thoát ra (H2), Natri tan dần

2Na + 2 H2O → 2 NaOH + H2

Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống

- CaO tan ít , nước sôi lên , toả nhiệt tạo thành dung dịch Ca(OH)2

- nhỏ phenolphtalenin → hồng do có dung dịch bazơ (Ca(OH)2

CaO + H2O → Ca(OH)2

Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit (2O5)

- P cháy tạo khói trắng (P2O5) , hoà tan trong nước tạo ra dd H3PO3 , làm quì tím ngã sang màu đỏ

4P + 5 O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Hoạt động 3: Dọn vệ sinh (4’)

Hoạt động 4: Viết tường trình (10’)

Tên TN- CTH

Dụng cụ - hóa chất

HT-GT

PTHH -Kết luận

TN1: Nước tác dụng với Natri: (1 đ)

Lấy một mẫu Natri nhỏ bằng hạt đậu xanh bỏ vào cốc nước

Mỗi nhóm

-DC: Giấy lọc, cốc nước, ống hút, kẹp.

-HC: Na.

-Na nóng chảy thành giọt tròn có màu trắng chuyển động trên mặt nước

-Có khí không màu thoát ra.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Nước tác dụng với một số kim loại.

TN2: Nước tác dụng với vôi sống (CaO): (1 đ)

-Cho vào một bát sứ nhỏ một mẫu nhỏ vôi sống bằng hạt đậu xanh

-Rót nước vào

-Cho vào 1-2 giọt PP (quỳ tím)

Mỗi nhóm

-DC: chén sứ, cốc nước, ống hút, đũa TT

-HC: CaO, Phenol phtalein (PP)

-CaO tan tạo thành dung dịch màu trắng sữa.

-PP từ không màu → đỏ

CaO + H2O → Ca(OH)2

Nước tác dụng với một số oxit bazơ.

TN3: Nước t/d với đi phot pho pen ta oxit (P2O5): (1 đ)

-Đốt P đỏ trong lọ thủy tinh

-Cho một ít nước vào lọ, lắc cho khói tan hết

-Cho một mẫu quỳ tím vào dung dịch mới tạo thành.

Mỗi nhóm

-DC: lọ TT đụng khí oxi, nút cao su, muỗng đốt hóa chất, đèn cồn

-HC: P đỏ, QT

-P2O5 tan được trong nước

-QT → hồng

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Nước tác dụng với một số oxit axit.

3. Dặn Dò: (1’)

-Xem lại kiến thức đã học

-Chuẩn bị bài tường trình vào giấy, xem lại cách tiến hành để tiết sau thực hành lấy điểm 15 phút.

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học