Giáo án Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức :
HS biết được:
- Khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí: nhiệt độ, áp suất
2. Kĩ năng :
- Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước.
- Thực hiện thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.
- Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm.
3. Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận và kiên trì trong học tập, ý thức tập thể.
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực nghiên cứu và thực hành Hóa học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học
Độ tan của một chất trong nước
1. Giáo viên :
-Hoá chất: H2O, NaCl, CaCO3…
-Dụng cụ: 8 cốc thuỷ tinh, 4 phễu thuỷ tinh, 8 ống nghiệm, 4 kẹp gỗ, 8 tấm kinh, 4 đèn cồn
-Bảng tính tan.
-Hình vẽ phóng to
2. Học sinh : Muối ăn, bảng phụ ghi bằng bút dạ và bút dạ.
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5’)
HS 1: Làm bài tập 4/138?
HS 2: Thế nào là dung dịch, dung môi, chất tan, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà?
2. Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Khởi động – vào bài (2 phút)
Các em đã biết ở một nhiệt độ nhất định, các chất khác nhau có thể bị hoà tan nhiều hay ít khác nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng hoà tan nhiều ít khác nhau. Để có thể xác định được lượng chất tan này, chúng ta hãy tìm hiểu độ tan của chất?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG GHI |
---|---|---|
Hoạt động 2.1. Hình thành kiến thức: Chất tan và chất không tan (15’) |
||
GV: Hướng dẫn HS làm TN 1,2 sgk TN1: Lấy vài mẫu CaCO3 vào nước cất, lắc mạnh. Lọc lấy nước lọc, làm bay hơi. TN2: Lấy muối ăn hoà tan vào cốc nước, sau đó lấy vài giọt làm bay hơi. ? Yêu cầu HS ghi chép các hiện tượng và rút ra nhận xét? -Ngoài 2 thí nghiệm trên áp dụng cho chất lỏng thì ta cũng thấy được qua thực tế +Dầu ăn không tan trong nước +Rượu tan tốt trong nước ?Qua 2 thí nghiệm, ta kết luận được điều gì ? VD: Ở 25oC, 100g nước hoà tan tối đa: -36g NaCl để ⇒ dung dịch bão hoà -204g đường ⇒ dung dịch bão hoà -222g AgNO3 ⇒ dung dịch bão hoà ?Em có nhận xét gì với những chất tan được trong nước? ? Ta vừa làm thí nghiệm và biết muối NaCl tan trong nước, muối CaCO3 lại không tan, còn các muối khác có tính tan trong nước như thế nào? GV: Để tìm hiểu tính tan trong nước của các muối, ta xem bảng tính tan trong nước của các axit, bazơ, muối/156 sgk -Quan sát bảng tính tan trả lời các câu hỏi sau -Nhóm 1+3: Nhận xét tính tan của axit, bazơ ? -Nhóm 2+4 : Nhận xét tính tan của muối: +Những muối của kim loại nào, gốc axit nào đều tan hết trong nước ? +Nhận xét tính tan của các muối clorua, sunfat, cacbonat. -Kết luận: cho Hs điền khuyết vào bảng phụ và dặn học ở SGK -Hướng dẫn hs ghép 1 số hợp chất và nhận xét có tan hay không. |
HS làm thí nghiệm theo nhóm N1,2,3: làm TN1 Nhóm 4,5,6: làm TH2 TN1: CaCO3 không tan trong nước. TN2: NaCl tan trong nước -Có chất tan, có chất không tan trong nước. HS thảo luận 4’ và trả lời. Nhóm 1+3: -Hầu hết các axit đều tan trong nước (trừ H2SiO3) - Phần lớn bazơ không tan. Nhóm 2 + 4:Tính tan của muối +Tất cả muối của K, Na, (NO3) đều tan. +Phần lớn muối -Cl, =SO4 tan trong nước +Phần lớn muối =CO3 tan trong nước. |
I. Chất tan và chất không tan. 1.Thí nghiệm TN1: CaCO3 không tan trong nước. TN2: NaCl tan được trong nước. * Có chất tan và có chất không tan trong nước. Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước 2.Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối. (SGK) |
Hoạt động 2.2: Độ tan của một chất trong nước (15’) |
||
GV: Để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi, người ta dùng “độ tan” “ độ tan có thể biểu thị bằng : -Gv cung cấp khái niệm độ tan GV: Vậy khi nói về độ tan của 1 chất nào đó trong nước cần phải kèm theo điều kiện nhiệt độ ?ở 25oC: độ tan của đường là 204 gam, của muối ăn là 36 gam có nghĩa là gì? ? Em có nhận xét như thế nào về độ tan các chất ? GV: Độ tan phụ thuộc vào những yếu tố nào ta cùng sang phần 2. GV: treo hình 6.5 ?Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào yếu tố nào? ?Rút ra nhận xét độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ? ?Điều này đúng trong mọi trường hợp? -Giới thiệu hình 6.6 Gv: Theo các em, khi nhiệt độ tăng, độ tan của chất có tăng không. ?Ngoài nhiệt độ, còn yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của chất khí? GV: Liên hệ thực tế là cách bảo quản bia hơi, nước ngọt có ga ... ?Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan? |
HS nghe GV thuyết trình. -Tiếp thu kiến thức Trong 100g nước hoà tan được 204g đường, Trong 100g nước hòa tan được 36 g muối. - không giống nhau -Quan sát -Nhiệt độ -Khi nhiệt độ tăng thì độ tan của phần lớn các chất rắn cũng tăng. -Không, chỉ phần lớn. -Quan sát Khi nhiệt độ tăng thì độ tan của các chất khí giảm -Áp suất. SGk -Nhiệt độ và áp suất. |
II. Độ tan của một chất trong nước. 1. Định nghĩa. Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ xác định. Ví dụ : ở 25oC độ tan của đường là 204 gam có nghĩa là 204 gam đường hoà tan 100 gam nước để tạo thành dd bão hoà. 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan. -Độ tan của chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng. -Độ tan của chất khí tăng khi nhiệt độ giảm và áp suất tăng |
Hoạt động 3: Luyện tập – Vận dụng (5 phút).
-Giáo viên hệ thống kiến thức
-Hướng dẫn hs làm bài tập 4/142
-Hướng dẫn hs làm bài tập 5/142: Từ đó rút ra công thức tính độ tan.
mNa2CO3 = 53 (g)
mH2O = 250 (g)
Ở 18oC, 250 gam nước hoà tan được 53g Na2CO3 để được dung dịch bão hoà
Vậy 100 gam nước hoà tan được x g Na2CO3
Vậy trong 100g nước thì hoà tan được 132,5 g Na2CO3 để được dung dịch bão hoà
Hoạt động 4: Mở rộng, tìm tòi
GV hướng dẫn HS:
-Học bài giảng và làm BTVN: 1,2,3,4,5 sgk trang 142
-Soạn trước bài 43 (nồng độ của dung dịch)
+ Nghiên cứu các ví dụ và rút ra hướng giải
+ Ôn một số công thức về tính số mol, tính khối lượng …
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch
- Giáo án Hóa học 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch (Tiết 2)
- Giáo án Hóa học 8 Bài 43: Pha chế dung dịch
- Giáo án Hóa học 8 Bài 43: Pha chế dung dịch (Tiết 2)
- Giáo án Hóa học 8 Bài 44: Bài luyện tập 8
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)