Giáo án Hóa học 8 Bài 30: Bài thực hành 4 mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức :

-Thí nghiệm điều chế và thu khí oxi

-Phản ứng cháy của S trong không khí và trong khí oxi

2. Kĩ năng :

-Lắp dụng cụ điều chế oxi bằng phương pháp nhiệt phân KMnO4. Thu hai bình khí oxi, một bình theo phương pháp đẩy không khí và 1 bình theo phương pháp đẩy nước.

-Thực hiện phản ứng đốt cháy S trong không khí và trong khí oxi, đốt sắt trong khí oxi

-Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng

-Viết PTHH của phản ứng điều chế oxi và PTHH của phản ứng cháy giữa oxi với S và dây sắt.

3. Thái độ : cẩn thận trong khi làm thí nghiệm, tiết kiệm hóa chất và kiên trì trong học tập

4. Năng lực cần hướng tới :

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực thực hành Hóa học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học

Biết cách tiến hành thí nghiệm để điều chế oxi trong PTN và thử tính chất của oxi.

1. Giáo viên :

-Bảng phụ có ghi sẵn các bước làm thí nghiệm

-Mỗi nhóm gồm:

+Hoá chất : KMnO4, S, dây sắt đã quấn sẵn một mẫu giấy, cát, nước vôi trong.

+Dụng cụ : 1 đèn cồn, 1 giá ống nghiệm, 6 ống nghiệm, có nút cao su, muỗng sắt, chậu thuỷ tinh, ống dẫn khí chữ L, kẹp ống nghiệm, giá sắt, hai bình tam giác để thu khí, 1 chậu nước.

2. Học sinh : chuẩn bị sẵn bài tường trình theo mẫu

Giáo án Hóa học 8 Bài 30: Bài thực hành 4 mới nhất

1. Ổn định: (1’)

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: (2’)

3. Ôn lại kiến thức liên quan: (5’)

a. Nêu nguyên liệu, phương pháp điều chế oxi và cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm? Viết phương trình hóa học điều chế oxi từ KMnO4 ?

b. Nêu tính chất hoá học của oxi?

4. Hoạt động dạy học:(30’)

GIÁO VIÊN HỌC SINH

Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành (8’)

* Thí nghiệm 1 : Điều chế và thu khí oxi

-Đọc nội dung thí nghiệm

? Gọi 1 HS nêu các bước làm thí nghiệm 1?

? Gọi 1 HS cho biết hoá chất dùng cho TN?

? Gọi 1 HS cho biết dụng cụ để điều chế oxi?

GV: hướng dẫn HS lắp dụng cụ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm.

Chú ý: các điều kiện sau

- Ống nghiệm phải lắp sao cho miệng hơi thấp hơn đáy

- Nhánh dài của ống dẫn khí sâu tới gần sát đáy ống nghiệm ( hoặc lọ ) thu

- Dùng đèn cồn hơ qua toàn ống nghiệm sau đó tập trung đun phần có hoá chất

- Cách nhận biết ống nghiệm đầy oxi là dùng tàn đóm đỏ đưa vào miệng ống nghiệm

- Sau khi làm xong thí nghiệm phải đưa hệ thống dẫn khí ra khỏi chậu nước rồi mới tắt đèn cồn, tránh cho nước kông tràn vào làm vỡ ống nghiệm.

Giáo án Hóa học 8 Bài 30: Bài thực hành 4 mới nhất

Thí nghiệm 2 : Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và khí oxi

? Gọi 1 HS nêu các bước tiến hành làm thí nghiệm

- Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ bột S

- Đốt S trong không khí

- Đưa nhanh muỗng sắt có chứa S đang cháy vào lọ chứa O2 (TN1)

Giáo án Hóa học 8 Bài 30: Bài thực hành 4 mới nhất

* Lưu ý :

-Cần phải thực hiện nhanh

-Sau khi phản ứng xong cho nước vôi trong vào, đậy nắp để khử SO2.

Thí nghiệm 3: Đốt sắt trong khí oxi

Lấy 1 đoạn dây sắt nhỏ có quẩn 1 mẩu than, đốt nóng đỏ mẩu than sau đó đưa nhanh vào lọ đựng khí oxi.

?Nêu hiện tượng?

?Viết PTHH?

Giáo án Hóa học 8 Bài 30: Bài thực hành 4 mới nhất

1. Thí nghiệm 1 : Điều chế và thu khí oxi.

-Hiện tượng: có chất khí không màu, mùi thoát ra và đẩy nước trong ống nghiệm thoát ra hết (hoặc có khí bay ra làm tàn đóm bùng cháy)

- PTHH

2KMnO4 Giáo án Hóa học 8 Bài 30: Bài thực hành 4 mới nhất K2MnO4 + MnO2 + O2

2 Thí nghiêm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và khí oxi.

- S cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh, ngọn lửa nhỏ

- S cháy trong oxi mãnh liệt hơn trong không khí tạo ra khói không màu có mùi hắc đó là SO2

S + O2 Giáo án Hóa học 8 Bài 30: Bài thực hành 4 mới nhất SO2

Thí nghiệm 3 : Đốt sắt trong khí oxi

-Sắt cháy mạnh trong khí oxi, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói tạo ra các hạt nóng chảy màu nâu đỏ

-PTHH: 3Fe + 2O2 Giáo án Hóa học 8 Bài 30: Bài thực hành 4 mới nhất Fe3O4

* Hoạt động 2: Học sinh làm thí nghiệm (15’)

GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm

? Nhận xét và viết PTHH xảy ra?

-Cho 4 nhóm làm thí nghiệm, giáo viên quan sát và hướng dẫn thêm cách tiến hành .

-Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)

-Gọi lần lượt các học sinh xác định chất tham gia, chất sản phẩm của các phương trình hóa học và lên bàng viết và cân bằng chính xác các phương trình, điền trạng thái các chất.

Hoạt động 3: Dọn vệ sinh (2’)

Hoạt động 4: Viết tường trình (10’)

Tên TN –cách tiến hành

Dụng cụ-hóa chất

HT-GT-PTHH

Kết luận

Điều chế và thu khí oxi (1đ):

-Lắp dụng cụ như hình vẽ

-Cho 1 lượng nhỏ KMnO4 vào đáy ống nghiệm và đậy nút kín có ống dẫn khí.

-Đun nóng ống nghiệm đựng hóa chất. Dùng que đóm để thử khí thoát ra.

-Thu khí thoát ra bằng hai cách đẩy nước và đẩy không khí

-DC: Giá sắt, ÔN. ỐN chữ L, ống cao su, nút cao su, chậu đựng nước, 2 lọ thu khí, kẹp gỗ, đèn cồn

-HC: KMnO4

-Que đóm bùng cháy chứng tỏ có khí oxi thoát ra.

2KMnO4 Giáo án Hóa học 8 Bài 30: Bài thực hành 4 mới nhất K2MnO4 + MnO2 + O2.

-Điều chế O2 từ KMnO4.

-PP thu khí đẩy nước hoặc đẩy kk

Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi (1 đ):

-Chuẩn bị dụng cụ như hình 4.1.

-Lấy muối sắt cho vào 1 ít bột lưu huỳnh và đốt trên ngọn lửa đèn cồn và đưa nhanh vào lọ đựng khí oxi.

-DC: 1 Lọ khí oxi, đèn cồn, muỗng sắt.

-HC: bột S

-Lưu huỳnh cháy trong không khí cho ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.

-Cháy trong oxi cho ngọn lửa lớn hơn tạo ra khói trắng.

S + O2 → SO2.

Oxi tác dụng với phi kim

Lấy 1 đoạn dây sắt nhỏ có quẩn 1 mẫu giấy, đốt cháy mẫu giấy sau đó đưa nhanh vào lọ đựng khí oxi.

-DC: 1 Lọ khí oxi, đèn cồn, dây sắt.

Sắt cháy mạnh trong khí oxi, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói tạo ra các hạt nóng chảy màu nâu đỏ

3Fe + 2O2 Giáo án Hóa học 8 Bài 30: Bài thực hành 4 mới nhất Fe3O4

Oxi tác dụng với kim loại.

Hoạt động 5: Nhận xét – rút kinh nghiệm (2’)

5. Dặn dò và bài tập về nhà. (1’)

- Ôn lại toàn bộ kiến thức phần chương oxi – không khí.

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học