Giáo án Hóa học 8 Bài 2: Chất mới nhất (tiết 2)
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức :
HS nêu được:
- Khái niệm về chất nguyên chất (chất tinh khiết) và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
2. Kĩ năng :
- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Tách được một chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
- So sánh tính chất vật lý của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.
3. Thái độ : Hứng thú, yêu thích bộ môn hoá học, kiên trì trong học tập.
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
-Năng lựa vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp
1. Giáo viên :
- Hoá chất: muối ăn, cát, nước cất.
- Dụng cụ: cốc thuỷ tinh 50ml, đèn cồn, giá sắt, lưới amiăng, đũa thuỷ tinh, phễu, giấy lọc, hình vẽ 1.4, chai nước khoáng, nước cất, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh : Chai nước khoáng, lọ nước cất, soạn bài trước ở nhà.
GIÁO VIÊN | HS | NỘI DUNG GHI BẢNG |
---|---|---|
Hoạt động 1: Khởi động (4 phút) Mời đại diện làm bài tập 4 SGK trang 11 – đáp án Qua tiết học trước các em đã biết phân biệt chất, vật thể và biết được mỗi chất có những tính chất nhất định. Vậy chất như thế nào là chất tinh khiết hay hỗn hợp chất, làm thế nào có thể tách được một chất ra khỏi hỗn hợp? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời vấn đề này? |
||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) |
||
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu hỗn hợp là gì? (10 phút) |
||
GV: Cho HS quan sát chai nước khoáng và chai nước cất. ?Thảo luận nhóm (2’) hoàn tthành phiếu học tập 1 ? Hãy giải thích vì sao nước cất được sử dụng khác với nước khoáng? GV: Nước khoáng được khai thác từ các nguồn nước trong tự nhiên. ? Hãy kể các nguồn nước khác trong tự nhiên? GV: Nước tự nhiên là hỗn hợp. ? Em hiểu như thế nào là hỗn hợp? GV: Nước sông, nước biển, nước suối đều là những hỗn hợp nhưng chúng đều có thành phần chung là nước. ?Hãy dự đoán: Có cách nào tách nước ra khỏi nước tự nhiên không? GV: khi chưng cất bất kỳ nước tự nhiên nào đều thu được nước cất, liên hệ khi nấu cơm, canh, nấu nước… Nước thu được sau khi cất là nước cất. GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4. a và lắng nghe gv phân tích cách chưng cất nước tự nhiên để thu nước cất. |
- HS quan sát hai chai nước - HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. - Nước khoáng có lẫn tạp chất. - Sông, biển, ao - Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau -Có, chưng cất nước tự nhiên được nước cất. - HS lắng nghe. |
III. Chất tinh khiết 1. Hỗn hợp. Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Ví dụ: nước sông, biển, nước khoáng |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu chất tinh khiết (10 phút) |
||
? Vì sao nước cất lại dùng trong PTN, pha thuốc trong y tế? Nước cất là chất tinh khiết. ? Vậy, em hiểu như thế nào là chất tinh khiết? ? Làm thế nào khẳng định nước cất là chất tinh khiết? ? Nước cất có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, d là bao nhiêu? GV: Treo hình 1.4b bổ sung, kết luận theo sgk GV: Kết luận như sgk ? Theo em chất như thế nào mới có những tính chất nhất định? Chuyển ý: Trong nước biển có muối. Vậy, làm thế nào tách muối ăn ra khỏi nước biển? |
-Vì nước cất không lẫn chất nào khác. - Là chất không lẫn chất nào khác. -Tiến hành đo ts, tnc, D,… ts = 100oC; D = 1g/ml… - Chất tinh khiết |
2. Chất tinh khiết. Chất tinh khiết là chất không lẫn chất nào khác. |
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu cách tách chất ra khỏi hỗn hợp? (10 phút) |
||
GV: Treo bảng phụ có ghi nội dung của thí nghiệm “ Bỏ muối ăn vào cốc nước, khuấy cho tan được hỗn hợp nước và muối trong suốt (gọi là dung dịch muối ăn) ” GV: Yêu cầu HS hoà tan muối trong nước ? Theo em làm thế nào thu được muối ăn từ hỗn hợp trên? ? Vì sao khi đun nóng hỗn hợp nước muối thì ta thu được muối ăn còn lại ở đáy cốc? ? Dựa vào tính chất nào khác nhau của cát và muối để tách cát và muối ra khỏi hỗn hợp? Hãy nêu cách tách? ? Giáo viên cho thêm cát vào dd muối bão hòa, tiến hành thí nghiệm tách riêng 2 chất cho HS quan sát. (chú ý phần cô cạn nước lọc, chỉ cần cô cạn 1- 2ml đủ để HS thấy thu được muối khan, tránh gây mất nhiều thời gian). Bổ sung: Tương tự, trong nước tự nhiên có hoà tan một số chất rắn và cả chất khí. Khi đun nóng các chất khí thoát đi, những chất rắn lắng xuống, hơi nước bay lên và ngưng tụ thành nước cất ? Dựa vào tính chất nào của chất để có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp? Bổ sung: Ngoài ra, có thể dựa vào sự khác nhau về các tính chất khác nhau như D, tính tan … và bằng cách thích hợp |
HS đọc thí nghiệm. -HS làm TN. -Đun nóng. ts (muối ) < ts (nước) - hoà tan hỗn hợp vào nước, lọc qua phễu có giấy lọc, được cát trên giấy lọc, cô cạn nước lọc thu được muối. - HS quan sát. - tính chất vật lí. -HS nghe. Dựa vào độ tan |
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp |
Hoạt động 3: Củng cố - luyện tập (2 phút) - Gv hệ thống lại nội dung bài học - Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất Câu sau đây có hai ý nói về nước cất: “Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 102oC” A. Cả 2 ý đều đúng B. Cả 2 ý đều sai C. Ý 1 đúng, ý 2 sai C. Ý 1 sai, ý 2 đúng. |
||
oạt động 4 : Vận dụng (6 phút) |
||
Bài 1 : Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa? Bài 2 : Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây? |
Bài 1 : Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt. Bài 2 : Dùng nam châm hút riêng sắt ra khỏi hỗn hợp. |
|
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (3 phút) - Hướng dẫn về nhà bài tập 8/11 SGK Hóa lỏng không khí rồi nâng nhiệt độ của không khí lỏng đến -196oc, nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến -183oC mới sôi. Tách riêng được 2 chất - Học bài và làm bài tập 7 sgk và 2.6 – 2.8 SBT - Chuẩn bị trước bài 3 theo mẫu sau: Tên bài thực hành |
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 8 Bài 3: Bài thực hành 1
- Giáo án Hóa học 8 Bài 4: Nguyên tử
- Giáo án Hóa học 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học
- Giáo án Hóa học 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học (Tiết 2)
- Giáo án Hóa học 8 Bài 6: Đơn chất và hợp chất - Phân tử
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)