Giáo án Hóa học 8 Bài 2: Chất mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức :
- HS biết được khái niệm chất và một số tính chất vật lí của chất.
2. Kĩ năng :
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất... rút ra được nhận xét về tính chất của chất.
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.
3. Thái độ : có ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống.
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Tính chất của chất.
1. Giáo viên :
-Dụng cụ: Tấm kính, thìa lấy hoá chất, ống hút, lưới, đèn cồn, diêm, chén sứ, dụng cụ thử tính dẫn điện, nhiệt kế.
-Hóa chất: Lưu huỳnh, tranh vẽ các hình, lọ cồn và lọ nước cất.
-Đồ dùng: Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh : Chuẩn bị một số đồ vật, mẫu vật từ các chất liệu khác nhau như: Ly thuỷ tinh, ly nhựa, khúc dây điện …
GIÁO VIÊN | HS | NỘI DUNG GHI BẢNG |
---|---|---|
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
Chia lớp học thành 4 đội, các đội thảo luận và đại diện các đội lên bảng ghi 10 đồ vật và cho biết mỗi đồ vật được làm từ những chất nào? Ví dụ: cái bàn làm từ gỗ, cái lốp xe làm từ cao su … Đội nào làm xong sớm và đúng nhiều hơn được thưởng. Đội thua sẽ bị phạt theo quản trò. Hằng ngày chúng ta thường tiếp xúc và dùng hạt gạo, củ khoai, chuối, xe đạp … và cả bầu khí quyển. Những vật thể này có phải là chất không? Chất và vật thể có gì khác khác nhau? Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em trả lời câu hỏi trên? |
||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (32 phút) | ||
Hoạt động 2.1. Chất có ở đâu? (10 phút) | ||
GV: Hãy kể tên một số đồ dùng, con vật, cây cối quanh ta? -Những dụng cụ mà các em vừa kể cô gọi là vật thể GV: Cây cảnh, hoa: có ở đâu? -Những vật thể có ở trong thiên nhiên ta gọi là vật thể tự nhiên. GV: Bàn, ghế, sách, vở do đâu mà có? -Ta gọi những vật thể đó là vật thể nhân tạo. ?Vậy, vật thể được chia thành mấy loại? Kể tên? -Treo bảng phụ và phát phiếu học tập số 1 chia nhóm cho HS hoàn thiện (3’) - Cho các nhóm nhận xét, bổ sung -Gv kết luận ? Em hãy cho biết chất có ở đâu? -Cho HS thảo luận làm bài tập số 3 sgk. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, là chất trong phần I. -Cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung và gv kết luận. Chuyển ý: Chất có những tính chất nào? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? |
-Bàn, ghế, sách, vở, cây cảnh, con chó … -Nghe GV bổ sung. -Trong đất mọc lên. -Do con người làm ra. -Hai loại: Tự nhiên và nhận tạo - Hoàn thành phiếu học tập số 1 (3’) -Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. -Chất có ở vật thể HS thảo luận hoàn thành bài tập 3/11 (2’) a. Vật thể: người, bút chì, dây điện, áo, xe đạp. b. Chất: nước, than chì, chất dẻo, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có) |
I. Chất có ở đâu? -Vật thể chia thành 2 loại: +Vật thể tự nhiên. +Vật thể nhân tạo. - Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. |
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu tính chất của chất (22 phút) | ||
-Yêu cầu HS đọc phần 1 sgk -Giới thiệu: nhôm, lưu huỳnh, P đỏ cho HS quan sát, nêu tính chất bề ngoài? -Dựa vào tính chất nào ta nhận biết được chúng? - Làm thế nào để biết được nhiệt độ sôi của chất ? (giáo viên dùng tranh 1.2 SGK) ?Những biểu hiện nào của chất gọi là tính chất vật lý. - GV giới thiệu dụng cụ, mô tả cách tiến hành thí nghiệm và làm thí nghiệm thử tính dẫn điện của S và Al ?Qua thí nghiệm trên ta biết được TCHH của chất. Làm thế nào biết được tính chất của chất ? GV: cho HS phát dụng cụ cho HS: mẫu lưu huỳnh, dây điện bằng nhôm, đồng, đinh sắt … và quan sát hình 1.1; 1.2 sgk ? Yêu cầu HS thảo luận làm thí nghiệm hoàn thành phiếu học tập số 2. (5’) -Gọi 1 đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung (nếu có) ?Dấu hiệu nào để nhận biết TCHH của chất? Chú ý: Biểu thức tính khối lượng riêng (HS đã học ở môn vật lí 6 ) D = m/V - Cho HS quan sát lọ nước cất và lọ cồn 900 ?Hãy nêu những tính chất giống nhau và khác nhau của nước và cồn? GV: làm thí nghiệm chứng minh tính chất khác nhau. ?Để biết được những TCHH của chất ta cần phải làm gì? GV giới thiệu lọ đựng axit sunfuric đặc yêu cầu HS mô tả tính chất bề ngoài. GV: Là chất làm bỏng cháy thịt da, vải. ? Em phải sử dụng chất này như thế nào? ? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? ? Nêu một số tính chất biết được về cao su ? Ứng dụng của những tính chất này? GV kể một số câu chuyện về tác hại của việc sử dụng chất không đúng do không hiểu biết tính chất của chất ?Qua những thông tin trên, hãy cho biết việc hiểu t/c của chất có lợi gì? |
- HS đọc thông tin, trả lời. -HS quan sát mẫu chất và nêu nhận xét: - Dựa vào chất rắn, màu sắc, ánh kim - HS quan sát hình vẽ, dựa vào kiến thức vật lý 6 để trả lời: dùng nhiệt kế để đo - Trạng thái (thể), màu, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,… -HS tiến hành thử tính dẫn điện của S và Al. -Làm thí nghiệm - HS nhận dụng cụ HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 (5’) -Đại diện nhóm rút ra nhận xét Khả năng biến đổi chất, khả năng bị phân hủy,tính chất cháy , nổ... HS trả lời theo nội dung sgk - Giống: chất lỏng, không màu - Khác: Cồn cháy được, nước không cháy … -Quan sát -Quan sát: màu sắc, trạng thái … -Dùng dụng cụ đo: ts, tn/c, khối lượng riêng … -Làm thí nghiệm: tính tan, tính dẫn diện, dẫn nhiệt… -Trạng thái lỏng, hơi sánh. -Không để axit dây vào người, quần áo +Giúp ta phân biệt được chất này với chất khác + Biết sử dụng chất + Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống sản xuất. -Có tính đàn hồi, không thấm nước, chịu mài mòn chế tạo lốp xe. |
II. Tính chất của chất. 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định -Tính chất vật lí: Trạng thái (thể), màu, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,… -Tính chất hoá học: Khả năng biến đổi chất, khả năng bị phân hủy, tính chất cháy, nổ... *Để biết được tính chất cần phải: -Quan sát: màu sắc, trạng thái … -Dùng dụng cụ đo: ts, tn/c, khối lượng riêng … -Làm thí nghiệm: tính tan, tính dẫn diện, dẫn nhiệt… 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? a. Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất. b. Biết cách sử dụng chất. c. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. |
Hoạt động 3: Luyện tập – củng cố (4 phút) Hãy phân biệt từ nào gạch chân chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau: a. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và một số chất khác. b. Cốc bằng thuỷ tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo c. Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh d. Quặng apatit ở Lào Cai chứa canxi photphat với hàm lượng cao e. Bóng đèn điện được chế tạo bằng thuỷ tinh, đồng và vonfam (một kim loại chịu nóng dùng làm dây tóc) * Đáp án: |
||
Hoạt động 4: Vận dụng (4 phút) Một bạn HS làm thí nghiệm sau: Cho vài viên kẽm và ống nghiệm chứa dung dịch axit clohiđric được kẹp trên giá đỡ thì có khí hiđro bay ra ngoài và dung dịch chứa kẽm clorua trong suốt. Hãy cho biết đâu là chất? Đâu là vật thể trong các từ gạch chân. * Đáp án: -Vật thể: Ống nghiệm, giá đỡ -Chất: kẽm, axit clohdric, kẽm clorua, khí hiđro. |
||
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2 phút) a. Học bài và làm bài tập có trong sách giáo khoa. b. HS ở mỗi bàn chuẩn bị 1 vỏ chai nước khoáng mới, lọ nước cất …và xem trước phần III. |
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 8 Bài 2: Chất (Tiết 2)
- Giáo án Hóa học 8 Bài 3: Bài thực hành 1
- Giáo án Hóa học 8 Bài 4: Nguyên tử
- Giáo án Hóa học 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học
- Giáo án Hóa học 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học (Tiết 2)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)