Giáo án Hóa học 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức :

HS hiểu được trong 1 PƯHH, tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất sản phẩm.

2. Kĩ năng :

- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.

- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chấ trong một phản ứng cụ thể.

- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.

3. Thái độ :

- Hứng thú, yêu thích bộ môn Hóa học.

- Chăm chỉ tìm tòi, học hỏi và làm bài tập.

4. Năng lực cần hướng tới :

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

-Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học

-Năng lực tính tóan

-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

-Năng lực hợp tác

-Nội dung định luật bảo toàn khối lượng (ĐL BTKL).

-Vận dụng ĐL BTKL trong tính toán.

1. Giáo viên :

-Dụng cụ: Cân robecvan, 1 cốc thuỷ tinh, 2 ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút hóa chất.

-Hoá chất: dd Natri sunfat, Canxi clorua

-Bài giảng, máy chiếu

2. Học sinh :

Ôn lại diễn biến của PƯHH, dấu hiệu nhận biết PƯ xảy ra, cách viết PT chữ.

GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Chúng ta đã biết bản chất của phản ứng hóa học là chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. Vậy khi chất này biến đổi thành chất khác liệu khối lượng có bị thay đổi không?

Năm 1748, nhà hóa học M.V. Lô-Mô-Nô-Xốp (Nga) đã tiến hành thí nghiệm nung kim loại trong bình kín, sau nhiều lần cân đo cẩn thận và ông nhận thấy rằng tổng khối lượng của chúng không thay đổi trước và sau phản ứng.

Năm 1785 (sau 37 năm), nhà hóa học A.L. La-Voa-die (Pháp), từ kết quả thí nghiệm độc lập của mình và cũng phát hiện ra tổng khối lượng của các chất không thay đổi trước và sau phản ứng.

Từ đó, Nội dung của định luật BTKL ra đời, hai ông được coi là những người đầu tiên đã đưa phép cân đo định lượng trong nghiên cứu hóa học, mở đường cho việc nghiên cứu định lượng hóa học.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút)

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng (15 phút).

- Giới thiệu thí nghiệm trong SGK:

-Giới thiệu dung cụ thí nghiệm

?Trước khi tiến hành thí nghiệm vị trí kim ở vị trí như thế nào?

-Nhận xét hiện tượng sau khi cho 2 chất tác dụng với nhau

?Kim của cân lúc này như thế nào?

?Em có kết luận gì?

? Nhắc lại nội dung cơ bản của ĐL?

GV: Khi 1 PƯHH xảy ra, thì tổng khối lượng các chất không thay đổi.

GV: Hướng dẫn HS giải thích định luật

? Nhắc lại bản chất của PƯHH?

?Số ngtử của mỗi ngtố trước và sau có thay đổi không?

? Khối lượng của mỗi ngtử trước và sau phản ứng có thay đổi không?

→ Vì vậy tổng khối lượng của các chất được bảo toàn

? Khi phản ứng hoá học xảy ra, có những chất mới được tạo thành, nhưng vì sao tổng khối lượng của các chất vẫn không thay đổi?

?Em hãy viết PT chữ của pứ trong TN trên biết rằng SP của pứ là : Natri clorua và bari sunfat

?Nếu kí hiệu khối lượng của mỗi chất là m → thì nội dung của đluật bảo toàn khối lượng được thể hiện bằng biểu thức nào ?

? Giả sử có pứ tổng quát giữa chất A và B tạo ra chất C và D thì biểu thức của đluật được viết như thế nào?

Gv kết luận

-Quan sát

-Cân bằng

-Có chất màu trắng xuất hiện

-Cân bằng

-Khối lượng các chất trước và sau phản ứng không đổi

- Trong 1 phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng các khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

-Quan sát

-Trong PƯHH, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, số nguyên tử mỗi nguyên tố được giữ nguyên

-Không đổi.

- Khối lượng của các nguyên tử không thay đổi.

-Vì trong phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các ngtử thay đổi, còn số ngtử không thay đồi.

- PTHH chữ là

Bari clorua + Natri sunfat → Natri clorua + Bari sunfat.

m Bari clorua + m Natri sunfat → m Natri clorua + m Bari sunfat.

- PT: A + B → C + D

Theo ĐLBTKL, ta có

mA + mB = mC + mD

I.Định luật

1. Thí nghiệm (SGK)

2. Định luật

Trong 1 phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng các khối lượng của các chất sản phẩm.

Giả sử có pứ tổng quát giữa:

A + B → C + D

mA + mB = mC + mD

Hoạt động 2.2. Bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (10 phút)

? Nếu biết khối lượng của mA, mB, mC thì khối lượng của mD được tính như thế nào?

Bài tập 1 : Đốt cháy hoàn toàn 3,1 gam photpho trong không khí, ta thu được 7,1 gam hợp chất đi photpho pentaoxit (P2O5)

Viết PT chữ của PỨ?

Tính khối lượng của Oxi đã PỨ ?

GV: hướng dẫn giải

- viết PT chữ

- viết biểu thức của ĐL BTKL?

- Thay các giá trị đã biết vào biểu thức và tính khối lượng của oxi ?

Bài tập 2 : Nung đá vôi (có thành phần chính là canxi cacbonat) người ta thu được 112 kg canxi oxit (vôi sống ) và 88 kg khí cacbon đioxit .

a. Viết PT chữ của PỨ ?

b. Tính khối lượng của canxi cacbonat đã PỨ ?

GV:- gọi 1 HS lên giải ?

- chấm vở của 1 vài HS

→ mD = mA + mB - mC

Giải

a. photppho + oxi → điphotpho pentaoxit

b. mPhotpho + mOxi = m P2O5

→ moxi = mP2O5 - mP = 7,1 – 3,1 = 4 gam

Giải:

a.

canxi cacbonat → canxi oxit + khí cacbonic

b. theo ĐL BTKL ta có

m canxi cacbonat = m canxi oxit + mcacbonic

→ m canxicacbonat = 112 + 88 = 200kg

II.Áp dụng

Bài tập 1 :

a. photppho + oxi → điphotpho pentaoxit

b. mPhotpho + mOxi = m P2O5

→ moxi = mP2O5 - mP = 7,1 – 3,1 = 4 gam

Bài tập 2 :

a. canxi cacbonat → canxi oxit + khí cacbonic

b. Theo ĐL BTKL ta có

m canxi cacbonat = m canxi oxit + mcacbonic

→ m canxicacbonat = 112 + 88 = 200kg

Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập (5 phút)

-Hệ thống lại nội dung bài học

Điền từ họặc cụm từ cò thiếu vào chổ trống

1. Trong 1 phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các ……………(1)………………… bằng tổng ……………(2) …………. của các……………………………(3)…………………

2. Trong phản ứng hoá học, chỉ có …………(4)……………… giữa các nguyên tử thay đổi, còn số …………………(5)…………………… của mỗi nguyên tố trước và sau khi phản ứng không thay đổi, vì vậy tổng khối lưọng của các chất được bảo toàn

* Đáp án: (1): chất phản ứng

(2): khối lượng

(3): chất sản phẩm

(4): liên kết

(5): nguyên tử

Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)

- Bài tập 1 : Nung 84 kg canxi cacbonat (CaCO3), thu được 40 kg canxi oxit (CaO) và khí cacbonic (CO2). Khối lượng khí cacbonic (CO2) được tạo thành là

A. 128 kg

B. 34 g

C. 44 kg

D. 34 kg

Giáo án Hóa học 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng mới nhất

-Trong thực tế, khi nung 84 kg canxi cacbonat (CaCO3), thu được 40 kg chất rắn. Tức là khối lượng chất rắn đã giảm đi 44kg. Vì sao?

- Bài tập 1 : C

Vì sản phẩm thu được là 40 kg CaO và 44 kg khí CO2, nhưng trong thực tế CO2 là chất khí nên bay ra ngoài.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (5 phút)

* Để 1 đồ vật A bằng sắt trong không khí một thời gian thì đồ vật đó giống hình B

Giáo án Hóa học 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng mới nhất

? Dự đoán khối lượng của miếng sắt trong hình B nặng hơn hay bằng hay nhẹ hơn miếng sắt trong hình A?

-Học bài giảng và soạn trước bài 16 phần I

-BTVN: bài 1,2,3 sgk trang 54

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học