Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 26: Ôn tập chương 7

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hệ thống hoá kiến thức về nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA.

- Hiểu và VDKT về nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Sơ đồ Mindmap hệ thống hoá kiến thức về nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động: Luyện tập

Câu hỏi

Câu 1.

a) Kim loại nhóm IA có cấu trúc tinh thể theo kiểu nào? Trong kiểu cấu trúc đó, các quả cầu kim loại đã sắp xếp với nhau một cách chặt khít nhất chưa?

b) Liên kết kim loại là gì? Tại sao các kim loại nhóm IA có liên kết kim loại yếu?

Câu 2. Tìm hiểu các ứng dụng của muối ăn trong thực tiễn và vai trò của muối ăn trong cơ thể con người.

Câu 3. Giải thích tại sao:

a) Độ cứng của Li cao hơn của Cs.

b) Lithium là kim loại nhẹ nhất trong tất cả các kim loại.

Câu 4.

a) Nêu xu hướng biến đổi độ bền nhiệt trong dãy muối carbonate kim loại nhóm IIA từ MgCO3 đến BaCO3.

b) Gán giá trị nhiệt độ bắt đầu phân huỷ: 882 oC; 1 360 oC; 542 oC; 1 155 oC cho từng muối carbonate thích hợp:

Muối carbonate

MgCO3

CaCO3

SrCO3

BaCO3

Nhiệt độ bắt đầu phân huỷ, oC

       

Câu 5.

a) Nêu xu hướng biến đổi độ bền nhiệt trong dãy muối nitrate kim loại nhóm IIA từ Mg(NO3)2 đến Ba(NO3)2.

b) Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng phân huỷ Ca(NO3)2(s):

Ca(NO3)2(s) t° CaO(s) + 2NO2(g) + 12O2(g)

Cho nhiệt tạo thành chuẩn của Ca(NO3)2(s), CaO(s) và NO2(g) lần lượt là −938,2 kJ/mol; −634,9 kJ/mol và 33,1 kJ/mol.

c) So sánh biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng phân huỷ Ca(NO3)2 với Mg(NO3)2 và với Ba(NO3)2.

Câu 6. Viết PTHH khi cho Ca3(PO4)2 (trong quặng apatite) và CaF2 (trong quặng fluorite) tác dụng với dung dịch sulfuric acid đặc, nóng, dư.

Cho biết vai trò của mỗi phản ứng trong công nghiệp.

Câu 7. Khi sử dụng xà phòng để giặt quần áo trong nước cứng thì sẽ làm giảm hoạt tính của xà phòng do ion Ca2+ tạo muối ít tan với gốc acid béo.

Viết PTHH của phản ứng giữa calcium chloride và sodium stearate để minh hoạ.

Hướng dẫn

Câu 1.

a) Các kim loại nhóm IA đều có kiểu cấu trúc tinh thể lập phương tâm khối, chưa phải là kiểu sắp xếp đặc khít nhất.

b) Liên kết kim loại là sự tương tác tĩnh điện giữa cation kim loại ở nút mạng và electron hoá trị tự do.

Các kim loại kiềm có liên kết kim loại yếu vì: Cation nút mạng có điện tích nhỏ (+1), đồng thời lại có bán kính lớn; mật độ electron hoá trị tự do thấp do mỗi nguyên tử kim loại chỉ cung cấp 1 electron hoá trị ⇒ tương tác tĩnh điện yếu ⇒ liên kết kim loại yếu.

Câu 2. NaCl có nhiều ứng dụng: trong đời sống (gia vị, ướp, bảo quản thực phẩm); y học (nước muối sinh lí, chất diệt trùng, chất điện giải,…); thực phẩm (nguyên liệu sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm); công nghiệp hoá chất (nguyên liệu sản xuất xút − chlorine, quá trình Solvay,…).

Vai trò của muối ăn trong cơ thể con người: NaCl cung cấp ion Na+, Cl đóng có vai trò là chất điện giải chính trong cơ thể, duy trì áp lực thẩm thấu, duy trì điện thế thế bào, dẫn truyền xung thần kinh, cân bằng nước trong/ngoài tế bào,…

Câu 3. a) Do Li có liên kết kim loại mạnh hơn Cs: cation nút mạng Li+ có bán kính nhỏ hơn Cs+, mật độ electron hoá trị tự do trong tinh thể Li lớn hơn (cùng số electron hoá trị nhưng phân bố trên thể tích nhỏ hơn) ⇒ tương tác tĩnh điện mạnh hơn⇒liên kết kim loại mạnh hơn.

b) Lithium có khối lượng nguyên tử nhỏ nhất trong các kim loại, mỗi ô đơn vị chỉ có ít nguyên tử (2 nguyên tử) và bán kính nguyên tử tương đối lớn (152 pm).

Câu 4. a) Trong dãy muối carbonate kim loại nhóm IIA từ MgCO3 đến BaCO3, độ bền nhiệt có xu hướng tăng dần. b)

Muối carbonate

MgCO3

CaCO3

SrCO3

BaCO3

Nhiệt độ bắt đầu phân huỷ, oC

542

882

1 155

1 360

Câu 5.

a) Trong dãy muối nitrate kim loại nhóm IIA từ Mg(NO3)2 đến Ba(NO3)2, độ bền nhiệt có xu hướng tăng dần.

b) Xét phản ứng phân huỷ:

                       Ca(NO3)2(s) t° CaO(s) + 2NO2(g) + 12O2(g)

fH298°(kJ/mol):–938,2   –634,9  33,1  0,0

rH = –634,9.1 + 33,1.2 + 0 – (–938,2.1) = 369,5 (kJ).

c) So sánh biến thiên enthalpy chuẩn: Mg(NO3)2 < Ca(NO3)2 < Ba(NO3)2.

Câu 6. PTHH:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO+ 2H3PO4

Ứng dụng: Tạo ra H3PO4 để sản xuất superphosphate kép Ca(H2PO4)2.

CaF2 + H2SO4 → CaSO+ 2HF

Ứng dụng: Sản xuất acid HF.

Câu 7. PTHH:

CaCl2 + 2C17H35COONa → (C17H35COO)2Ca + 2NaCl

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học