Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IIA.
- Nêu các đại lượng vật lí cơ bản của kim loại nhóm IIA (bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng).
- Giải thích được nguyên nhân tính kim loại tăng dần từ trên xuống dưới trong cùng nhóm của kim loại nhóm IIA (dựa vào bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân).
- Trình bày được phản ứng của kim loại IIA với oxygen.
- Nêu được mức độ tương tác của kim loại IIA với nước. Chứng minh được xu hướng tăng hoặc giảm dần mức độ các phản ứng dựa vào tính kiềm của dung dịch thu được cùng với độ tan của các hydroxide nhóm IIA.
- Nêu được khả năng tan trong nước của các muối carbonate, sulfate, nitrate nhóm IIA.
- Sử dụng được bảng tính tan, độ tan của muối và hydroxide.
- Nhận biết được các đơn chất và hợp chất của Ca2+, Sr2+, Ba2+ dựa vào màu ngọn lửa.
- Nêu được tương tác giữa muối carbonate với nước và với dung dịch acid loãng.
- Viết được PTHH sự phân huỷ nhiệt của muối carbonate và muối nitrate.
- Giải thích được quy luật biến đổi độ bền nhiệt của muối carbonate, muối nitrate theo biến thiên enthalpy phản ứng.
- Nêu được khái niệm nước cứng, phân loại nước cứng.
2. Về năng lực
- Thực hiện được thí nghiệm so sánh định tính độ tan giữa calcium sulfate và barium sulfate từ phản ứng của calcium chloride, barium chloride với dung dịch copper(II) sulfate.
- Thực hiện được thí nghiệm kiểm tra sự có mặt từng ion riêng biệt Ca2+, Ba2+, CO23−, SO24− trong dung dịch.
- Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của kim loại dạng nguyên chất, hợp kim; ứng dụng của đá vôi, vôi, nước vôi, thạch cao, khoáng vật apatite,... dựa trên một số tính chất hoá học và vật lí của chúng; vai trò một số hợp chất của calcium trong cơ thể con người.
- Trình bày được tác hại của nước cứng.
- Đề xuất được cơ sở các phương pháp làm mềm nước cứng.
3. Về phẩm chất
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các sản phẩm chứa hợp chất của kim loại nhóm IIA trong đời sống, sản xuất.
- Có ý thức đúng với việc áp dụng công nghệ xanh trong hoá học và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hoá chất: Các dung dịch CaCl2 1 M, BaCl2 1 M, Na2SO4 1 M, Na2CO3 1 M, CuSO4 1 M, HCl 2 M.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
1.1. Mục tiêu
- Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh (về quy luật biến đổi tính chất trong bảng tuần hoàn, năng lượng hoá học, cân bằng hoá học, thuyết acid – base,…) để chuẩn bị cho học bài mới; học sinh cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình.
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.
- Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới.
1.2. Nội dung
Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, cuối cùng xác định từ chìa khoá.
Câu 1: Tên thường gọi của hồng ngọc (ruby) là gì?
Câu 2: Tên loại chất kết dính dạng bột mịn, tạo với nước hỗn hợp có khả năng đông cứng trong không khí.
Câu 3: Tên thường gọi của quá trình hoá hợp giữa vôi sống với nước
Câu 4: Tên người con gái chờ chồng hoá đá trong sự tích hòn vọng phu.
Câu 5: Chất được công nhân vệ sinh môi trường rắc lên bãi rác để khử trùng, tẩy uế, xử lí tạm thời trong khi chờ chuyển đến bãi tập kết.
1.3. Sản phẩm
Đá vôi là hợp chất quan trọng nhất và phổ biến nhất của calcium, là nguyên liệu trong sản xuất xi măng, sản xuất vôi sống.
1.4. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên thiết kế các câu hỏi dạng trò chơi Quizizz, Rung chuông vàng,… để khởi động buổi học.
2. Hoạt động 2: Đơn chất nhóm IIA
2.1. Mục tiêu
- Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IIA.
- Nêu các đại lượng vật lí cơ bản của kim loại nhóm IIA (bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng).
- Giải thích được nguyên nhân tính kim loại tăng dần từ trên xuống dưới trong cùng nhóm của kim loại nhóm IIA (dựa vào bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân).
- Trình bày được phản ứng của kim loại IIA với oxygen.
- Nêu được mức độ tương tác của kim loại IIA với nước. Chứng minh được xu hướng tăng hoặc giảm dần mức độ các phản ứng dựa vào tính kiềm của dung dịch thu được cùng với độ tan của các hydroxide nhóm IIA.
- Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của kim loại dạng nguyên chất, hợp kim.
2.2. Nội dung
Nhiệm vụ 2.1: Đặc điểm chung
1.
a) Viết cấu hình electron của nguyên tử; xác định vị trí (chu kì, nhóm) của các nguyên tố sau: Be (Z = 4); Mg (Z = 12).
b) Dự đoán cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử tiếp theo trong nhóm IIA và xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, tính kim loại trong nhóm:
Nguyên tử |
Cấu hình electron lớp ngoài cùng |
Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử |
Xu hướng biến đổi tính kim loại |
Be |
|||
Mg |
|||
Ca |
|||
Sr |
|||
Ba |
2. Đọc số liệu ở Bảng 25.1 (SGK trang 117) để đưa ra ý kiến nhận xét.
a) Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, tính kim loại có tuân theo quy luật không? Giải thích nguyên nhân.
b) Số oxi hoá của kim loại nhóm IIA trong hợp chất.
Nhiệm vụ 2.2: Trạng thái tự nhiên
1. Viết công thức các hợp chất phổ biến của Mg, Ca trong tự nhiên mà em biết vào bảng sau.
Nguyên tố |
Công thức hợp chất (tên quặng, nếu có) |
Mg |
|
Ca |
2. Tại sao các nguyên tố nhóm IIA không tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên?
Nhiệm vụ 2.3: Tính chất vật lí
Đọc số liệu ở Bảng 25.2 (SGK trang 118) để đưa ra ý kiến nhận xét.
a) Viết dấu >, < hoặc = để so sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của kim loại nhóm IA và IIA trong cùng chu kì vào ô trống:
Kim loại |
So sánh nhiệt độ nóng chảy |
So sánh nhiệt độ sôi |
Kim loại |
Li |
Be |
||
Na |
Mg |
||
K |
Ca |
||
Rb |
Sr |
||
Cs |
Ba |
b) Vẽ biểu đồ hình cột để biểu diễn sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhóm IIA.
c) Liệt kê các kim loại là kim loại nhẹ.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án Hóa 12 Bài 27: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Giáo án Hóa 12 Bài 29: Một số tính chất và ứng dụng của phức chất
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12