Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 26 trang 74-75

I - LOA ĐIỆN

1.nguyên tắc hoạt động của loa điện

a) Thí nghiệm

b) Kết luận

- Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì ống dây chuyển động.

- Khi cường độ dòng điện thay đổi thì ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.

2. Cấu tạo của loa điện

   + Trên hình 26.2 SGK, E là nam châm, L là ống dây, M là màng loa, ống dây L có thể dao động dọc theo một khe nhỏ giữa hai từ cực của nam châm.

   + Loa điện biến dao động điện thành âm thanh.

II - RƠ LE ĐIỆN TỪ

1. Cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ

C1. Khi đóng công tắc K thì động cơ M làm việc vì khi trong mạch 1 có dòng điện thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2. Khi đó có dòng điện qua động cơ M nên động cơ làm việc

2. Ví dụ về ứng dụng của rơ le điện từ: chông báo động

C2. Trên sơ đồ hình 26.4 SGK:

- Khi đóng cửa, chuông không kêu vì mạch điện 1 kín, có dòng điện qua nam châm điện N, nên nam châm sẽ hút được miếng sắt non S → mạch điện 2 bị ngắt → chuông sẽ không kêu.

- Khi cửa bị hé mở, chuông kêu vì cửa mở đã làm mạch điện 1 hở, nam châm điện mất hết từ tính, sẽ nhả miếng sắt non làm miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2 → có dòng điện chạy qua chuông làm chuông kêu.

III - VẬN DỤNG

C3. Được. Vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm sẽ tự động hút mạt sắt ra khỏi mắt.

C4. Khi cho dòng điện qua động cơ vượt quá mức cho phép, tác dụng từ của nam châm điện mạnh lên, thắng lực đàn hồi của lò xo và hút chặt lấy thanh sắt S làm cho mạch điện tự đóng ngắt

Các bài giải bài tập vở bài tập Vật Lí 9 (VBT Vật Lí 9) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:

bai-26-ung-dung-cua-nam-cham.jsp