Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 23 trang 66-67

I - TỪ PHỔ

1. Thí nghiệm

C1. Xung quanh nam châm, các mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần.

2. Kết luận

Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần.

II - ĐƯỜNG SỨC TỪ

1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ

C2. Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.

C3 Bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi vào cực Nam và đi ra từ cực Bắc của thanh nam châm.

2. Kết luận

- Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức từ. Cực Bắc của kim này nối với cực Nam của kim kia.

- Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài nam châm, các đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào cực nam của nam châm.

- Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.

III - VẬN DỤNG

C4 Các đường sức từ của nam châm hình chữ U được vẽ trên hình 23.1. Ở khoảng giữa hai từ cực, các đường sức từ gần như song song với nhau.

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 23 trang 66-67 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

C5. Đầu A của thanh nam châm là từ cực Bắc, đầu B là cực Nam

C6. Hãy vẽ một số đường sức từ vào hình 23.2.

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 23 trang 66-67 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

Các bài giải bài tập vở bài tập Vật Lí 9 (VBT Vật Lí 9) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:

bai-23-tu-pho-duong-suc-tu.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học