Giải VBT Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì 1
Bài 35: Ôn tập học kì 1
I - Bài tập hệ thống hóa kiến thức
Bài tập 1 (trang 92 VBT Sinh học 8): Hãy điền các nội dung phù hợp vào bảng sau:
Trả lời:
Cấp độ tổ chức | Đặc điểm | |
Cấu tạo | Vai trò | |
Tế bào |
- Màng sinh chất. - Chất tế bào: Lưới nội chất, Ribôxôm, Ti thể, Bộ máy Gôngi, Trung thể. - Nhân |
Thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống. |
Mô |
Là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định. Gồm 4 loại: - Mô biểu bì - Mô liên kết - Mô cơ - Mô thần kinh |
Tham gia cấu tạo nên các cơ quan: - Mô biểu bì có chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết. - Mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan. - Mô cơ có chức năng co dãn. - Mô thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trả lời các kích thích của môi trường. |
Cơ quan | Được tạo nên bởi các mô khác nhau. Ví dụ: Da, thận, tim, gan… | Tham gia cấu tạo và thực hiện chức năng nhất định của hệ cơ quan. |
Hệ cơ quan |
Gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể, gồm: - Hệ vận động - Hệ tiêu hóa - Hệ tuần hoàn - Hệ hô hấp - Hệ bài tiết - Hệ thần kinh |
Thực hiện các chức năng của cơ thể: - Hệ vận động: Nâng đỡ, vận động cơ thể di chuyển - Hệ tiêu hóa: Biến đổi và hấp thụ thức ăn - Hệ tuần hoàn: Vận chuyển chất dinh dưỡng, chất thải, O2 và CO2 - Hệ hô hấp: Trao đổi khí - Hệ bài tiết: Bài tiết nước tiểu - Hệ thần kinh: Điều khiển, điều hòa hoạt động của cơ thể |
Bài tập 2 (trang 93 VBT Sinh học 8): Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Trả lời:
Hệ cơ quan thực hiện vận động | Đặc điểm cấu tạo | Chức năng | Vai trò chung |
Bộ xương |
Gồm 3 phần: - Xương đầu: xương sọ, xương mặt, xương hàm - Xương thân: xương cột sống, xương ức, xương sườn - Xương chi: xương tay, xương chân |
Là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ. | Khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể |
Hệ cơ |
Hệ cơ gồm khoảng 600 cơ ở cơ thể người, có khả năng co dãn. Tùy vào vị trí và chức năng mà cơ có nhiều hình dạng khác nhau, ví dụ: bắp cơ có hình thoi dài. |
Co dãn giúp cơ thể vận động |
Bài tập 3 (trang 93 VBT Sinh học 8): Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Trả lời:
Cơ quan | Đặc điểm cấu tạo | Chức năng | Vai trò chung |
Tim | Cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết, tạo thành 4 ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải, tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ – thất, van động mạch). | Bơm máu liên tục theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch | Giúp máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong cơ thể, nước mô liên tục được đổi mới và bạch huyết được lưu thông |
Hệ mạch |
Bao gồm: - Động mạch - Tĩnh mạch - Mao mạch |
Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và ngược lại |
Bài tập 4 (trang 94 VBT Sinh học 8): Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Trả lời:
Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp | Cơ chế | Vai trò | |
Riêng | Chung | ||
Thở | Sự phối hợp hoạt động giữa lồng ngực và cơ quan hô hấp | Trao đổi không khí giữa phổi và môi trường ngoài | Cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 khỏi cơ thể do các tế bào thải ra |
Trao đổi khí ở phổi | Là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang. | Tăng nồng độ O2 và giảm CO2 trong máu | |
Trao đổi khí ở tế bào | Sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu. | Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2 do tế bào thải ra |
Bài tập 5 (trang 94 VBT Sinh học 8): Đánh dấu + vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
Trả lời:
Thực hiện hoạt động | Loại chất | Cơ quan thực hiện | ||||
Khoang miệng | Thực quản | Dạ dày | Ruột non | Ruột già | ||
Tiêu hóa | Gluxit | + | + | |||
Lipit | + | |||||
Prôtêin | + | + | ||||
Hấp thụ | Đường | + | ||||
Axit béo và glixêrin | + | |||||
Axit amin | + |
Bài tập 6 (trang 94 VBT Sinh học 8): Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Trả lời:
Các quá trình | Đặc điểm | Vai trò | |
Trao đổi chất | Ở cấp cơ thể | Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra. | Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào cơ thể |
Ở cấp tế bào | Các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài. | ||
Chuyển hóa ở tế bào | Đồng hóa | Là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng. | |
Dị hóa | Là quá trình phân giải các chất phức tạp thành sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng. |
II - Câu hỏi ôn tập
Câu hỏi 1 (trang 95 VBT Sinh học 8): Trong phạm vi các kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng các tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
Trả lời:
- Tế bào là đơn vị cấu trúc: Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ các tế bào.
Ví dụ: tế bào xương, tế bào cơ, tế bào biểu bì vách mạch máu, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào biểu bì ở niêm mạc dạ dày, các tế bào tuyến,…
- Tế bào là đơn vị chức năng: Các tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan.
Ví dụ :
+ Hoạt động của các tơ cơ trong tế bào giúp bắp cơ co, dãn.
+ Các tế bào cơ tim co, dãn giúp tim có bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch giúp hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất.
+ Các tế bào của hệ hô hấp thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
+ Các tế bào tuyến tiết dịch vào ống tiêu hóa của hệ tiêu hóa để biến đổi thức ăn về mặt hóa học.
Câu hỏi 2 (trang 96 VBT Sinh học 8): Hãy trình bày mối liên hệ về chức năng các hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa).
Trả lời:
Mối liên hệ của các hệ cơ quan:
Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.
+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.
+ Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.
+ Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp hệ này trao đổi chất.
+ Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
Câu hỏi 3 (trang 96 VBT Sinh học 8): Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào?
Trả lời:
- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:
+ Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.
+ Mang các sản phẩm thải (CO2, nước tiểu và các chất độc) từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.
- Hệ hô hấp giúp tế bào trao đổi khí :
+ Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào.
+ Thải CO2 ra khỏi cơ thể.
Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:
- Bài 34: Vitamin và muối khoáng
- Bài 35: Ôn tập học kì 1
- Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần
- Bài 37: Thực hành: Tiêu chuẩn một khẩu phần cho trước
- Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 8 hay khác:
- Giải bài tập Sinh học 8
- Lý thuyết & 650 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8
- Giải bài tập Sinh 8 (ngắn nhất)
- Giải sách bài tập Sinh học 8
- 750 Bài tập trắc nghiệm Sinh học 8
- Top 24 Đề thi Sinh 8 có đáp án
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều