Giải VBT Sinh học 8 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch



Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch

I - Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 35 VBT Sinh học 8):

1.Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường tham gia thực bào?

2.Tế bào limphô B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?

3.Tế bào limphô T đã phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?

Trả lời:

1.Sự thực bào là khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể.

Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (đại thực bào) thường tham gia thực bào.

2.Tế bào limphô B đã tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên trên bề mặt các tế bào vi khuẩn theo cơ chế chìa khóa – ổ khóa (kháng nguyên nào thì kháng thể ấy).

3.Tế bào limphô T (tế bào T độc) tiết các phân tử prôtêin đặc hiệu tạo lỗ thủng xâm nhập vào các tế bào nhiễm vi khuẩn, virut; sau đó phá hủy tế bào bị nhiễm bệnh.

Bài tập 2 (trang 36 VBT Sinh học 8):

1.Miễn dịch là gì?

2.Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?

Trả lời:

1.Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.

2.Sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo là:

- Miễn dịch tự nhiên: bao gồm miễn dịch bẩm sinh (loài người không bị mắc một số bệnh của động vật như toi gà, lở mồm long móng…) và miễn dịch tập nhiễm (miễn dịch đạt được – khi người từng 1 lần bị mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó như sởi, quai bị, thủy đậu … thì sau đó sẽ không mắc lại nữa).

- Miễn dịch nhân tạo: Là miễn dịch có được sau khi đã từng được tiêm phòng (chích ngừa) vacxin của 1 bệnh nào đó (bệnh bại liệt, uốn ván, lao…).

II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 36 VBT Sinh học 8): Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện những câu sau:

Trả lời:

Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế thực bào, tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh.

Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó. Miễn dịch có thể là miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch nhân tạo.

III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 36 VBT Sinh học 8): Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?

Trả lời:

Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là :

- Thực bào do hoạt động của các bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (đại thực bào).

- Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên do hoạt động của các bạch cầu limphô B.

- Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh nhờ các bạch cầu limphô T.

Bài tập 2 (trang 36 VBT Sinh học 8): Bản thân em đã có miễn dịch với những bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó và những bệnh nào từ sự tiêm phòng (chích ngừa)?

Trả lời:

- Bản thân em đã miễn dịch với các bệnh từ sự mắc bệnh trước đó là: bệnh thủy đậu, bệnh sốt phát ban, bệnh quai bị, bệnh sởi…

- Miễn dịch với các bệnh từ sự tiêm phòng (chích ngừa) như: bệnh bại liệt, bệnh uấn ván, bệnh lao,…

Bài tập 3 (trang 37 VBT Sinh học 8): Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh nào?

Trả lời:

Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh sau : sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt.

Bài tập 4 (trang 37 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Trả lời:

Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế:

a) Thực bào.
b) Tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên.
c) Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm.
x d) Cả a, b và c.
e) Chỉ a và b.

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 8 hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học