Giải VBT Ngữ Văn 9 Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)



1. Bài tập 2, mục I, tr. 146, SGK

Trả lời:

- Tên những loài vật là từ tượng thanh: bò, tắc kè, mèo, (chim) cuốc, (chim) chích choè,…

2. Bài tập 3, mục II, tr 147, SGK

Trả lời:

- Phân tích nét nghệ thuật độc đáo ở từng trường hợp:

a. Phép điệp: năm chữ còn trong câu thơ ngắn, từ đa nghĩ say sưa.

   - Tác dụng: khẳng định sự say sưa của anh đối với rượu và đặc biệt say sưa với cô bán rượu, anh say vì rượu thì ít mà say vì cô bán rượu thì nhiều. Sự say sưa đó là một sự hiển nhiên tất yếu như trời đất non nước vậy

b. Phép nói quá: đá núi to lớn sừng sững thế kia mà gươm có thể mài mòn, nước sông nhiều đến vậy mà voi cũng có thể uống cạn

   - Tác dụng: diễn tả sức mạnh to lớn của nghĩa quân Lam Sơn, tạo cảm giác mạnh cho người nghe.

c. Phép so sánh: so sánh tiếng người trong như tiếng hát.

   - Tác dụng: diễn tả tiếng suối êm dịu, trong lành đưa đến cho con người nhiều cảm xúc thẩm mĩ

d. Phép nhân hóa: vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.

   - Tác dụng: làm tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người.

e. Phép ẩn dụ: em bé trên lưng là mặt trời của mẹ.

   - Tác dụng: em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của đời mẹ. Cách nói kín đáo giàu tính biểu tượng.

3. Tìm những câu ca dao hoặc câu thơ có dùng phép tu từ so sánh

Trả lời:

- Năm câu ca dao (thơ) có sử dụng phép so sánh:

   + Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan

   + Trên trời mây trắng như bông

Ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây

   + Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

   + Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

   + Thân em như ớt trên cây

Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng

   + Tình anh như nước dâng cao

Tình em như tấm lụa đào tẩm hương

4. Phân tích tác dụng của phép tu từ trong hai câu thơ sau

    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

    Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

Trả lời:

Các phép tu từ và tác dụng của chúng trong hai câu thơ

Phép tu từ Tác dụng nghệ thuật
ẩn dụ (tay- tàu lá dừa) nhân hóa (dang tay, gật đầu) Giúp cho việc miêu tả sinh động hơn, cây dừa vô tri vô giác nay trở nên có hồn , giống như một con người, có những hoạt động thể hiện tình cảm

5. Tìm các phép tu từ và nêu tác dụng của chúng trong câu ca dao:

    Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

    Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non

Trả lời:

- Phép tu từ trong câu ca dao:

   + Nghệ thuật đối: giữa già >< non

   + Nghệ thuật nhân hóa: trăng và núi giống như con người cũng có tuổi giống như con người.

- Tác dụng: khẳng định sự vĩnh cửu, trường tồn, "trăng bao nhiêu tuổi trăng già" có nghĩa là trăng không bao giờ già, không bao giờ hết nên thơ và tròn đầy, lung linh trên bầu trời. Cũng như vậy, sự hình thành núi diễn ra trong hàng ngàn năm, kiến tạo mặt đất là rất lâu, do đó không có chuyện núi non. "Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non" cũng là cách nói phủ định núi không bao giờ là núi non hết.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học