Giải VBT Ngữ Văn 9 Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)



1. Câu 1, tr. 233, SGK

Trả lời:

- Bố cục văn bản và tiêu đề từng phần

   + Phần 1 (từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”): Tinh bạn tuổi thơ trong sáng, gắn bó.

   + Phần 2 (tiếp theo đến “Cấm không được đến nhà tao! ”): Tình bạn bị cấm đoán.

   + Phần 3 (còn lại): Tinh bạn vẫn được duy trì.

- Những chi tiết thể hiện sự liên kết của phần 1 và phần 3: xuyên suốt cả 3 phần trên là các yếu tố nghệ thuật chủ chốt: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu đã xuất hiện ở phần đầu lại xuất hiện ở phần thứ ba, tạo nên mối quan hệ kết nối thống nhất và chặt chẽ, gây được ấn tượng sâu sắc trong người đọc.

2. Những nhân tố nào khiến A-li-ô-sa và lũ trẻ hàng xóm vượt qua những cách bức để gắn bó với nhau trong một tình bạn trong trắng?

Trả lời:

- Hoàn cảnh sống thiếu tình thương của những đứa trẻ đã tạo nên tình bạn trong sáng giữa chúng.

- Thêm vào đó là nhu cầu được chia sẻ, khao khát những điều tốt đẹp và kì diệu trong truyện cổ tích

3. Phân tích đoạn văn miêu tả cảnh bọn trẻ nói chuyện với nhau qua lỗ hổng hình bán nguyệt ở hàng rào để thấy được vẻ đẹp của tình bạn tuổi thơ

Trả lời:

- Chúng trò chuyện với nhau thông qua lỗ thủng ở bức hàng rào lại luôn phải canh chừng ông đại tá. Nhưng tình bạn gắn bó đã khiến lũ trẻ vượt qua không gian của sự cấm đoán

- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, “chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con", thể hiện sự thông cảm với nhau.

- Khi đại tá xuất hiện, quát thì chúng "tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ hước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà". Hình ảnh bọn trẻ thật tội nghiệp trước sự quát nạt của bố.

4. Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong văn bản này? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy

Trả lời:

- Những chi tiết thể hiện sự đan lồng vào nhau của chuyện đời thường và truyện cổ tích trong tác phẩm:

   + Thông qua chi tiết về "dì ghẻ", khi mấy đứa trẻ hàng xóm nhắc đến "mẹ khác", A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.

   + Khi những đứa trẻ nói về "mẹ thật", A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào không khí truyện cổ tích.

   + Chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại bằng giọng của truyện cổ tích: "ngày trước, trước kia, đã có thời",…

- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy: giúp cho đoạn trích trở nên sinh động và hấp dẫn.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học