Giải VBT GDCD 9 Bài 8: Năng động, sáng tạo

Câu 1 (trang 43 VBT GDCD 9):

Trả lời:

- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để để tạo ra cái mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào cái cũ.

- Người năng động sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và xử lý linh hoạt các tình huống trong học tập nhằm đạt được kết quả cao

Câu 2 (trang 43 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Trong học tập Trong lao động Trong sinh hoạt hằng ngày

- Có phương pháp học tập khoa học.

- Say mê tìm tòi.

- Kiên trì, nhẫn nại phát hiện cái mới.

- Linh hoạt xử lý các tình huống.

- Dám nghĩ, dám làm.

- Tìm ra cái mới, cách làm mới.

- Không bằng lòng với thức tế.

- Luôn phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp

- Có ý thức phấn đấu vươn lên.

- Vượt khó.

Có lòng tin, kiên trì, nhân nại.

Câu 3 (trang 44 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Trạng nguyên Lương Thế Vinh: lúc về quê, ông gần gũi với người nông dân, thấy cần đo đạc ruộng đất cho chính xác. Ông đã miệt mài tìm ra quy tắc tính toán, từ đó viết lên tác phẩm có giá trị khoa học “Đại thành toán pháp”

Tấm gương của Trạng nguyên Lương Thế Vinh khiến em vô cùng cảm phục bởi sự thông minh, hiểu biết, sáng tạo của ông

Câu 4 (trang 44 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Trái với năng động tự tin là ỷ lại dựa dẫm, lười biếng

Ví dụ: Thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có chí vươn lên, học theo người khác, học vẹt, bằng lòng với kết quả đạt được.

Câu 5 (trang 44 VBT GDCD 9):

Trả lời:

- Năng động là sự tích cực chủ động, dám nghĩ dám làm. Sáng tạo là sự say mê nghiên cứu tìm tòi để tìm ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới cách giải quyết mà mà không phụ thuộc vào cái cũ

- Phiêu lưu mạo hiểm làm liều là làm việc không có suy nghĩ kĩ càng, không có cơ sở chắc chắn, không có nghiên cứu, tìm tòi

Câu 6 (trang 44 VBT GDCD 9):

Trả lời:

- Những biểu hiện tốt: Có phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi nghiên cứu phát hiện cái mới, linh hoạt xử lý các tình huống, không bằng lòng với thức tế luôn phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp

- Những biểu hiện chưa tốt: Lười học , dễ bỏ cuộc trước khó khăn

Câu 7 (trang 45 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Để rèn luyện trở thành người năng động sáng tạo học sinh chúng ta cần phải: Tích cực tư duy tìm tòi, dám nghĩ dám làm, không bỏ cuộc trước những khó khăn, ham học hỏi, có ý chú vươn lên, không ngại khó ngại khổ, tích cực cống hiến,...

Câu 8 (trang 45 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Học một biết mười.

- Siêng làm thì có

- Siêng học thì hay

- Cái khó ló cái khôn

- Non cao cũng có đường trèo

- Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.

Câu 9 (trang 45 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Biểu hiện nào dưới đây là năng động, sáng tạo?

A. Nghĩ đến đâu làm đến đó không theo một quy trình nào cả

B. Làm theo cách có sẵn hoặc đã được hướng dẫn

C. Suy nghĩ tìm ra cách làm mới nhanh hơn, tốt hơn

D. Tự làm theo ý mình, không quan tâm đến chất lượng công việc

Chọn đáp án C

Câu 10 (trang 45 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của người học sinh năng động, sáng tạo?

A. Tìm cách giải quyết bài tập mới nhưng kết quả không đúng

B. Luôn luôn thuộc bài học trong sách giáo khoa

C. Tìm đọc tài liệu tham khảo để mở rộng hiểu biết về nội dung học tập

D. Thấy bài khó không chịu suy nghĩ, lấy sách giải ra chép

Chọn đáp án C

Câu 11 (trang 46 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Biểu hiện Năng động sáng tạo Không năng động, sáng tạo
A. Khi thấy việc dễ thì làm, việc khó thì bỏ X
B. Chủ động sắp xếp, tiến hành công việc trong lao động, học tập X
C. Thường xuyên tìm hiểu, tham khảo những cách giải quyết khác nhau trong công việc X
D. Lặp lại, bắt chước những gì người khác đã làm, không dám thay đổi những cái có sẵn X
E. Không chịu bó tay, không lệ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện làm việc X
F. Linh hoạt xử lí các tình huống nảy sinh trong công việc X
G. Ngại thay đổi, khó thích nghi với hoàn cảnh, môi trường làm việc mới X
H. Luôn suy nghĩ để tìm ra cách làm mới, sản phẩm mới đạt chất lượng hiệu quả cao X
I. Không tuân theo quy trình về sản xuất X
J. Tìm ra cách làm mới nhanh hơn, nhưng chất lượng không đạt yêu cầu X

Câu 12 (trang 46 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Năng động sáng tạo giúp con người có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt được hiệu quả trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình, xã hội.

Câu 13 (trang 47 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Qua câu chuyện trên, em học tập được ở anh Tiến sự năng động, sáng tạo dám nghĩ dám làm, đem tài năng, sức trẻ sự nhiệt huyết của mình đã đem lại hiệu quả cao trong công việc.

Câu 14 (trang 47 VBT GDCD 9):

Trả lời:

a. Em không tán thành với ý kiến của Bùi bởi vì rõ ràng, ngay từ khi sinh ra không ai đã biết năng động sáng tạo, điều này có được là nhờ cả một quá trình

b. Sự sáng tạo một phần dựa vào tố chất, tiềm năng bên trong của con người, nhưng phần nhiều hơn là do sự nỗ lực cố gắng rèn luyện ở mỗi con người

Câu 15 (trang 48 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Em không tán thành với việc làm của Phong, việc làm đó không phải sự sáng kiến mà nó là sự thiếu trung thực, làm việc không có trách nhiệm

Câu Câu 1 (trang 48 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến đó. Tại vì theo em ở bất cứ lĩnh vực nào cũng cần đến sự sáng tạo. Sáng tạo đem đến cái mới và tạo những động lực và hiệu quả trong công việc

Câu Câu 2 (trang 48 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động, sáng tạo mà con người đã làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. Đặc biệt, trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, nếu như không có sự năng động sáng tạo, con người sẽ trở nên nghèo nàn, lạc hậu và tụt hậu so với thời đại.

Các bài giải vở bài tập Giáo dục công dân lớp 9 (VBT GDCD 9) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt GDCD 9 hay khác: