Giải VBT GDCD 9 Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

Câu 1 (trang 92 VBT GDCD 9) :

Trả lời:

Những ví dụ về việc làm/hoạt động bảo vệ Tổ quốc:

- Rèn luyện đạo đức, tác phong của bản thân

- Tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh

- Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự

- Tham gia phong trào tình nguyện 27/7

Câu 2 (trang 93 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Một tấm gương hi sinh để bảo vệ Tổ quốc: Võ Thị Sáu sinh năm 1933, là thành viên Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ lúc 14 tuổi. Với trí thông minh, dáng vóc nhỏ, nhanh nhẹn, Võ Thị Sáu đã luồn sâu vào vùng tạm chiếm từ thị trấn Đất Đỏ đến Phước Lợi, Long Mỹ, Phước Hải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, nắm tình hình, cung cấp và báo cáo kịp thời cho tổ chức nhiều tin tức quan trọng, chị đã anh dũng phá tan cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp 14/7/1948, sau chiến công này chị được tổ chức tuyên dương và giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian.

Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu cải trang trà trộn cùng tốp người đi làm căn cước, mang theo trái lựu đạn nằm trong cơi đựng trầu sau đó ném thẳng vào mặt giặc và hô to: “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy. Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu dùng lựu đạn tiêu diệt 2 tên ác ôn có nhiều nợ máu là Cả Đay và Cả Suốt, không may chị bị địch bắt. Địch giam chị tại khám Chí Hòa . Kẻ địch dùng mọi cực hình tra tấn, chị chết đi sống lại nhiều lần nhưng vẫn không hé môi. Chị vẫn giữ vững khí tiết người chiến sỹ Cộng sản, người Công an kiên cường, tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi cách mạng. Sáng 23-1-1952, giặc Pháp đưa chị Võ Thị Sáu ra pháp trường xử bắn. Trước lúc hy sinh, Võ Thị Sáu vẫn tỏ rõ khí thế hiên ngang của người chiến sĩ cộng sản.

Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu là một biểu tượng hiên ngang, lạc quan cách mạng, trước họng súng kẻ thù không hề run sợ, tỏ rõ được khí phách của người yêu nước, yêu cách mạng, tin tưởng tuyệt đối thắng lợi của cuộc cách mạng. Võ Thị Sáu được Đảng tin, nhân dân yêu quý, đồng đội mến phục, kẻ thù khiếp sợ. Chị mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam noi theo.

Câu 3 (trang 93 VBT GDCD 9) :

Trả lời:

Học sinh trung học có thể thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc bằng cách nỗ lực cố gắng học tập rèn luyện, trau dồi đạo đức, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, đóng góp tài năng của mình cho đất nước, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu với những tiềm lực mạnh về kinh tế, xã hội,...

Câu 4 (trang 93 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Những việc làm thể hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của bản thân em:

- Tích cực học tập các bộ môn văn hóa

- Lên án, tố cáo các hành vi gây tổn hại cho đất nước

- Tích cực tập luyện quân sự theo yêu cầu của nhà trường

Câu 5 (trang 93 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Nhũng người trong gia đình, dòng họ mình đã từng tham gia quân đội qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước cũng như những năm sau này:

- Ông nội em đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, làm đại đội trưởng chỉ huy trong quân đội

- Kháng chiến chống Mĩ, bố em cũng đã từng cống hiến trong quân đội và dành được nhiều bằng khen, huân chương cao quý

- Hiện nay, anh trai em cũng đang phục vụ trong quân đội, hiện tại đang theo học tại Học viện Kĩ thuật quân sự

Câu 6 (trang 94 VBT GDCD 9) :

Trả lời:

Các bà mẹ Việt Nam anh hùng:

- Phạm Thị Khánh: quê quán Hòn Đất - Kiên Giang, có bảy con trai là liệt sĩ (bà có tám con)

- Vǎn Thị Thừa: quê quán Duy Xuyên - Quảng Nam Đà Nẵng có chồng và bốn con là liệt sĩ, bản thân bà là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

- Mẹ là Hồ Thị Hạnh và con gái là Trần Thị Thêu: quê quán Ấp Hưng Hoà - Phiến Cầu - Trà Vinh; trong gia đình có 10 người con là liệt sĩ

- Hai chị em Nguyễn Thị Dương, Nguyễn Thị Lạnh, nơi ở 12A Lý Nam Đế và 7/30 Lý Nam Đế - Hà Nội; bà Dương có tám con thì năm con là liệt sĩ, bà Lạnh có một con duy nhất là liệt sĩ

- Ba chị em ruột Bùi Thị Hai, Bùi Thị Dị, Bùi Thị Sáu ở Hàm Chính - Hàm Thuận - Bình Thuận. Bà Hai có chồng và bốn con là liệt sĩ; bà Dị có ba con là liệt sĩ; bà Sáu có bốn con là liệt sĩ.

Câu 7 (trang 94 VBT GDCD 9) :

Trả lời:

Một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa do nhà trường tổ chức:

- Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ ngày 26,3

- Thăm hỏi, tặng quà gia đình các bà mẹ Việt Nam anh hùng

- Dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ

- Tặng quà các thương binh liệt sĩ nhân ngày 26/3

Câu 8 (trang 94 VBT GDCD 9) :

Trả lời:

Bảo vệ Tổ quốc gồm những nội dung nào dưới đây?

A. Tham gia phát triển kinh tế ở địa phương

B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự

C. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường

D. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội

E. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân

F. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội

G. Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng thuế

Chọn đáp án B, D, E, F

Câu 9 (trang 94 VBT GDCD 9) :

Trả lời:

Việc làm nào dưới đây thể hiện ý thức thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

A. Tích cực học tập các bộ môn văn hóa

B. Tự giác đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định

C. Tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông

D. Giúp đỡ bạn cùng tiến bộ

Chọn đáp án B

Câu 10 (trang 95 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Việc làm Đúng Sai
A. Tích cực học tập bộ môn quốc phòng trong nhà trường X
B. Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách X
C. Trốn tránh lệnh khám tuyển nghĩa vụ quân sự X
D. Tích cực tập luyện quân sự theo yêu cầu của nhà trường X
E. Gây mất trật tự an ninh ở địa phương X
F. Tích cực tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe X
G. Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện nghĩa vụ quân sự X

Câu 11 (trang 95 VBT GDCD 9) :

Trả lời:

Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của ai?

A. Của Quân đội nhân dân

B. Của các lực lượng vũ trang nhân dân

C. Của toàn dân

D. Của thanh niên

Chọn đáp án C

Câu 12 (trang 95 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Em không tán thành với ý kiến đó. Ở mỗi thời kì khác nhau, chúng ta lại có những cách bảo vệ tổ quốc khác. Nếu như giai đoạn trước, đất nước có giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc chính là việc trực tiếp cầm súng đánh giặc thì ngày nay bảo vệ tổ quốc chính là việc xây dựng tiềm lực chính trị, quân sự, xã hội đất nước.

Câu 13 (trang 96 VBT GDCD 9) :

Trả lời:

Em không tán thành với việc làm của P. Tại vì đây là việc làm không có ý thức trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

Câu 1 (trang 96 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Lứa tuổi nhập ngũ đối với công dân nam theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự trừ trường hợp đang được đào tạo trình độ đại học, cao đẳng là

A. Từ 18 đến 25 tuổi

B. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi

C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi

D. Từ đủ 20 tuổi đến hết 27 tuổi

Chọn đáp án: B

Câu 2 (trang 96 VBT GDCD 9) :

Trả lời:

Khi phát hiện các hành vi có hại cho trật tự, an ninh của nhà trường, của địa phương, em sẽ báo cáo cho lãn đạo nhà trường, cơ quan chuyên trách ở địa phương để kịp thời xử lí

Câu a (trang 98 VBT GDCD 9) :

Trả lời:

Chị Võ Thị Sáu đã nêu tấm gương sáng về khí tiết của người chiến sĩ công an trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc:

Dũng cảm chiến đấu tiêu diệt kẻ thù, không đầu hành khuất phục trước kẻ địch, coi thường cái chết, sẵn sàng hi sinh vì độc lập dân tộc

Câu b (trang 98 VBT GDCD 9) :

Trả lời:

Suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay qua tấm gương của chị Võ Thị Sáu: Thế hệ trẻ hiện nay cần phải biết noi gương thế hệ đi trước, ra sức học tập cống hiến xây dựng và bảo vệ đất nước, rèn đức luyện tài, hăng say lao đông, yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, không ngại khó, không ngại khổ sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc.

Các bài giải vở bài tập Giáo dục công dân lớp 9 (VBT GDCD 9) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt GDCD 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học