Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng lớp 3 hay, chi tiết - Lý thuyết Toán lớp 3
Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 3 Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 3.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Lý thuyết:
A; O; B là ba điểm thẳng hàng. O là điểm nằm giữa hai điểm A và B.
M là điểm ở giữa hai điểm A và B. Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB. Viết là AM= MB. M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Ví dụ: Cho hình vẽ:
Trong hình đã cho:
a) Ba điểm thẳng hàng là ba điểm nào?
b) H là điểm ở giữa hai điểm nào?
Lời giải:
a) Trong hình đã cho, ba điểm A; I ; B thẳng hàng; ba điểm M; H; B thẳng hàng.
b) Do ba điểm M; H ; B thẳng hàng nên H là điểm ở giữa hai điểm M và B.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Xác định điểm nằm giữa hai điểm.
Phương pháp:
Bước 1: Kiểm tra ba điểm đã cho có thẳng hàng hay không.
Bước 2: Nếu ba điểm đã cho thẳng hàng thì xác định điểm ở giữa hai điểm còn lại.
Ví dụ: Cho hình vẽ:
Hỏi điểm A có nằm giữa hai điểm B và C không?
Lời giải:
Vì ba điểm A, B, C không thẳng hàng nên điểm A không nằm giữa hai điểm B và C.
Đáp số: Không.
Dạng 2: Xác định trung điểm của một đoạn thẳng.
Phương pháp:
Bước 1: Kiểm tra một điểm có ở giữa hai điểm đã cho hay không.
Bước 2: Kiểm tra độ dài các đoạn thẩng có bằng nhau hay không.
Ví dụ 2: Hình nào dưới đây có O là trung điểm của đoạn thẳng AB?
Lời giải:
Ở hình 1: Điểm O nằm giữa hai điểm A và B; OA = OB = 3cm. Do đó O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Ở hình 2: Ba điểm A, O, B không thẳng hàng nên điểm O không là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Ở hình 3: Điểm O nằm giữa hai điểm A và B, OA < OB (do 3cm < 5cm) nên điểm O không là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Vậy ở hình 1 có điểm O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Đáp số: Hình 1.
Dạng 3: Tìm độ dài các đoạn thẳng liên quan đến trung điểm
Phương pháp: Khi M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì .
Ví dụ 1: Cho H là trung điểm của đoạn thẳng MN. Biết HM = 4cm. Tính độ dài đoạn thẳng MN.
Lời giải:
Vì H là trung điểm của đoạn thẳng MN nên độ dài đoạn thẳng MN là:
4 × 2 = 8 (cm).
Đáp số: 8cm.
Ví dụ 2: Cho G là trung điểm của đoạn thẳng KH dài 22cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng KG bằng bao nhiêu xăng – ti – mét?
Lời giải:
Vì G là trung điểm của đoạn thẳng KH nên độ dài của đoạn thẳng KG là:
22 : 2 = 11 (cm)
Đáp số: 11cm.
Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
- Lớp 3 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Global Success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - KNTT
- Lớp 3 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CTST
- Lớp 3 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CD
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CD
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CD
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CD