Bài 26.9, 26.10, 26.11, 26.12, 26.13, 26.14, 26.15, 26.16 trang 58 SBT Hóa học 12



Bài 26.9 trang 58 Sách bài tập Hóa học 12: Để oxi hoá hoàn toàn một kim loại M hoá trị II thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là

A. Zn.     B. Mg.

C. Ca.     D. Ba.

Lời giải:

C

Oxit là MO

Khối lượng oxi bằng 40% khối lượng của M nên 16/M . 100 = 40

⟹ M = 40 ⟹ Kim loại là Ca.

Bài 26.10 trang 58 Sách bài tập Hóa học 12: Nung hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA tới khối lượng không đổi thu được 2,24 lít C02 (đktc) và 4,64 g hỗn hợp hai oxit. Hai kim loại đó là

A. Mg và Ca.     B. Be và Mg.

C. Ca và Sr     D. Sr và Ba.

Lời giải:

A

Gọi công thức chung của 2 kim loại là M

MCO3 → MO + CO2

0,1              0,1       0,1 (mol)

MMO = 4,64 : 0,1 = 46,4 ⇒ MM = 46,4 – 16 = 30,4

⇒ 2 kim loại là Mg (24); Ca (40)

Bài 26.11 trang 59 Sách bài tập Hóa học 12: Để trung hoà dung dịch hỗn hợp X chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 cần bao nhiêu lít dung dịch hỗn hợp Y chứa HC1 0,1M và H2SO4 0,05M ?

A. 1 lít     B. 2 lít     C. 3 lít     D. 4 lít

Lời giải:

B

Dung dịch X có:

nOH- = 0,1 + 0,15.2 = 0,4 mol

nH+ cần = 0,4 mol

1 lít dung dịch Y có:

nH+ = 0,1 + 0,05.2 = 0,2 mol

V dd axit = 0,4/0,2 = 2l

Bài 26.12 trang 59 Sách bài tập Hóa học 12: Cho hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc)ẳ Cô cạn dung dịch sau phản ứng thấy khối lượng muối khan thu được nhiều hơn khối lượng hai muối cacbonat ban đầu là

A. 3,0 g.     B. 3,1 g.

C. 3,2 g.     D. 3,3 g.

Lời giải:

D

nCO2 = nmuối cacbonat = 0,3 mol

Ta có: 1 mol muối cacbonat → 1 mol muối clorua khối lượng tăng thêm = 71 – 60 = 11g

⇒ 0,3 mol muối cacbonat → 0,3 mol clorua khối lượng tăng: 0,3.11 = 3,3g

Bài 26.13 trang 59 Sách bài tập Hóa học 12: Cho a gam hỗn hợp BaCO3 và CaCO3 tác dụng hết với V lít dung dịch HC1 0,4M thấy giải phóng 4,48 lít C02 (đktc), dẫn khí thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

a) Khối lượng kết tủa thu được là

A. 10 g.     B. 15 g

C. 20 g     D. 25 g.

b) Thể tích dung dịch HCl cần dùng là

A. 1,0 lít.     B. 1,5 lít.

C. 1,6 lít.     D. 1,7 lít.

c) Giá trị của a nằm trong khoảng nào dưới đây ?

A. 10 g < a     B. 20 g < a < 35,4 g

C. 20 g < a < 39,4 g     D. 20 g < a < 40 g

Lời giải:

a) C

nCO2 = nCaCO3 sinh ra = 0,2 mol

⇒ m↓ = 0,2.100 = 20g

b) A

2H+ + CO32- → CO2 + H2O

0,4   ←   0,2     0,2 (mol)

V = 0,4 : 0,4 = 1 lít

c) C

nmuối cacbonat = 0,2 mol

⇒ 0,2.100 < a < 0,2.197 ⇒ 20 < a < 39,4

Bài 26.14 trang 59 Sách bài tập Hóa học 12: Trong một cốc nước có chứa 0,O3 mol Na+ 0,01 mol Ca2+ ; 0,01 mol Mg2+ ; 0,04 mol HCO3- 0,01 mol Cl ; 0,01 mol SO42-. Nước trong cốc thuộc loại

A. nước cứng tạm thời.     B. nước cứng vĩnh cửu.

C. nước cứng toàn phần.     D. nước mềm.

Lời giải:

A

Bài 26.15 trang 60 Sách bài tập Hóa học 12: Trong một cốc nước chứa 0,02 mol Ca2+ ; 0,01 mol Mg2+ ; 0,04 mol HCO3- ; 0,02 mol Cl- Nước trong cốc thuộc loại

A. nước cứng tạm thời

C. nước cứng toàn phần

B. nước cứng vĩnh cửu.

D. nước mềm.

Lời giải:

C

Bài 26.16 trang 60 Sách bài tập Hóa học 12: Trong các phương pháp sau, phương pháp chỉ khử được tính cứng tạm thời của nước là

A. phương pháp hoá học (sử dụng Na2CO3, Na3PO4).

B. phương pháp nhiệt (đun sôi)

C. phương pháp lọc.

D. phương pháp trao đổi ion.

Lời giải:

B

Các bài giải sách bài tập Hóa học 12 (SBT Hóa học 12) khác:


bai-26-kim-loai-kiem-tho.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học