Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 6: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

1. Đọc và cùng trao đổi (Sgk)

Câu 1 (trang 89 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

2. Thảo luận và trả lời các câu hỏi

Câu 1 (trang 90 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

b. Thảo luận và trả lời các câu hỏi:

   - Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng?

   - Vào mùa đông, nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào?

   - Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?

   - Việc trồng rau xứ lạnh đem lại giá trị gì cho đồng bằng Bắc Bộ?

   - Hãy kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ?

Trả lời:

   - Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ dài từ 3 đến 4 tháng

   - Vào mùa đông nhiệt độ thường giảm nhanh mỗi khi có gió mùa Đông Bắc thổi về.

   - Thuận lợi và khó khăn cho sản xuất nông nghiệp khi nhiệt độ xuống thấp là:

   - Thuận lợi là tạo điều kiện để trồng rau, củ xứ lạnh

   - Khó khăn là nhiệt độ xuống thấp hoạt động sản xuất khó khăn, chỉ trồng được các loại cây xứ lạnh.

   - Việc trồng rau xứ lạnh đã làm cho nguồn thực phẩm của người dân thêm phong phú và mang lại giá trị kinh tế cao

   - Tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ: su hào, bắp cải, cà rốt, súp lơ...

c. Quan sát bảng số liệu sau:

- Bảng số liệu về nhiệt độ trung bình tháng ở Hà Nội

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 6: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

- Cho biết:

    + Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ trung bình dưới 20 độ?

    + Đó là những tháng nào?

Trả lời:

Quan sát bảng số liệu ta thấy:

- Hà Nội có 2 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20c

- Đó là tháng 1 và tháng 2.

3. Tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống và làng nghề

Câu 1 (trang 91 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

a. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

      - Thế nào là một làng nghề thủ công?

      - Kể tên một làng nghề thủ công nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết?

Trả lời:

   - Theo em, làng nghề thủ công là làng nghề thường làm chuyên về một loại hàng thủ công và được ra đời từ đời này sang đời khác.

   - Một số làng nghề nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ là: làng gốm Bát Tràng Hà Nội, làng chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình, làng vải lụa Vạn Phúc Hà Nội, làng gỗ Đồng Kị Bắc Ninh.

4. Quan sát và đọc thông tin trong hình 2

Câu 1 (trang 92 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 6: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

b. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

   - Nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.

   - Kể tên làng nghề làm đồ gốm mà em biết.

   - Em biết những sản phẩm gốm nào?

Trả lời:

- Công đoạn tạo ra sản phẩm gốm là: Nhào đất và tạo dáng cho gốm -> Phơi gốm -> Vẽ hoa văn -> Tráng men -> Nung gốm -> các sản phẩm gốm

- Tên làng gốm mà em biết là:

    + làng gốm Bát Tràng, Hà Nội

    + làng gốm Chu Đậu, Hải Dương

    + Làng gốm Thổ Hà, Bắc Ninh

    + Làng gốm Phù Lãng, Hà Nội

- Những sản phẩm gốm em biết là: bình hoa, bát, đĩa, chum, lu, chậu sành, chậu cảnh,...

5. Khám phá chợ phiên đồng bằng Bắc Bộ

Câu 2 (trang 92 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

   - Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ phiên đồng bằng Bắc Bộ?

   - Mô tả cảnh chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ?

Trả lời:

   - Một số hàng hóa bán ở chợ phiên đồng bằng Bắc Bộ là: trứng, rau, củ, thịt, cá, tôm, cua, đồ gia dụng...

   - Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ rất đông vui và nhộn nhịp, được bày bán nhiều mặt hàng khác nhau. Các gian chợ được dựng lên bằng những mái rơm, hoặc được bày bán ngay dọc đường...

6. Đọc và ghi vào vở

Câu 1 (trang 93 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

1. Làm bài tập

Câu 2 (trang 93 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai

   A1. Đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều rau xứ lạnh do có một mùa đông lạnh kéo dài 3 đến 4 tháng

   A2. Cây trồng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ là cây công nghiệp dài ngày.

   A3. Đồng bằng Bắc Bộ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.

   A4. Đồng bằng Bắc Bộ là nơi nuôi nhiều lợn, gà, vịt vào loại nhất nước ta

   A5. Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ bán nhiều mặt hàng như: vải thổ cẩm, rau, măng, mộc nhĩ...

Trả lời:

Những câu đúng trong các câu trên là:

   - A1. Đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều rau xứ lạnh do có một mùa đông lạnh kéo dài 3 đến 4 tháng

   - A3. Đồng bằng Bắc Bộ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.

   - A4. Đồng bằng Bắc Bộ là nơi nuôi nhiều lợn, gà, vịt vào loại nhất nước ta

2. Liên hệ thực tế

Câu 1 (trang 94 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

   a. Kể tên các nghề thủ công truyền thống ở địa phương em?

   b. Kể tên sản phẩm thủ công nhà em đang dùng. Có sản phẩm nào được sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ?

Trả lời:

Ví dụ: Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.

a. Tên các nghề thủ công truyền thống ở Hà Nội là:

   - Làng Thạch Xá làm chuồn chuồn tre.

   - Làng Đậu bạc Định Công.

   - Làng Nón Chuông.

   - Làng sơn mài Hạ Thái – Hà Nội.

   - Làng quạt Chàng Sơn.

   - Làng gốm Bát Tràng.

   - Làng sơn mài Hạ Thái

   - Làng điêu khắc Dư Dụ

b. Tên sản phẩm thủ công nhà em đang dùng là lọ hoa bằng gốm, tượng phù điêu, tranh sơn mài. Và đó đều là những sản phẩm được sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ, cụ thể là ở Hà Nội.

3. Chơi trò chơi "ai nhanh, ai đúng"

Câu 2 (trang 94 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

Quan sát hình 4 và cùng thảo luận về công việc phải làm trong việc sản xuất lúa gạo?

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 6: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Trả lời:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 6: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

1. Tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

Câu 1 (trang 95 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

   a. Chọn một chủ đề mà em quan tâm

   b. Với sự giúp đỡcủa người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề đã chọn và tạo ra một sản phẩm (Tranh ảnh, bài viết về chủ đề đó.

Trả lời:

   Làng Chuông với làng nghề làm nón nổi tiếng

   Người làng Chuông không biết rõ ai là ông tổ của nghề nón, chỉ nghe tổ tiên kể lại chiếc nón ra đời và gắn bó với mảnh đất Chuông giàu văn hóa tự thủa nào. Những chiếc nón trắng đặc trưng của làng từ thời phong kiến đã từng được tiến cung dâng hoàng hậu, công chúa trong cung cấm.Theo lịch sử ghi lại thì ông Hai Cát – một nghệ nhân giờ đã hơn 80 tuổi là người có công mang nón Xuân Kiều còn gọi là nón Ba Đồn về làng sản xuất thay thế cho các loại nón cổ. Trong hoàn cảnh nền kinh tế khủng hoảng, cả làng rơi vào tình trạng sa sút về kinh tế, người làng bỏ đi hết, cái làng gần một trăm nóc nhà vậy mà chỉ còn lưa thưa mấy ông bà già. Cái đói khiến cho họ không còn tha thiết với làng Chuông và muốn quên hẳn cái nghề làm nón quai thao mặc dù chính nó đã nuôi cái làng này hơn 500 năm có lẻ.

   Hai Cát cũng bỏ làng đi ra chốn kinh kì theo nghiệp làm nón quê nhà. Khốn nỗi, nơi Hà thành nón nhiều khủng khiếp, nhất là phố Hàng Nón, mốt cách tân áo dài lại càng làm cho nón Huế lên ngôi. Trong đầu chàng trai trẻ Hai Cát đã lóe lên ý nghĩ “ sao ta không làm nón kiểu Huế ngay tại Hà thành này?” Và rồi anh quyết định thực hiện bằng được. Với đôi bàn tay của người thạo nghề cùng với chút sáng tạo của tuổi trẻ lại thêm cái đói thúc đẩy, Hai Cát dốc toàn bộ vốn liếng mua nguyên liệu về làm nón Huế. Lúc bấy giờ Bắc kì không có lá gồi, ông dùng lá cọ, vốn làng Chuông vẫn dùng để làm nón quai thao. Sau bao lần thí nghiệm thất bại, chiếc nón ông làm tuy đã đẹp nhưng vẫn vàng khè so với nón Huế. Không ngần ngại, ông đã vào tận Quảng Trị để mua lá gồi rồi mang ra làm lại từ đầu. Và lòng kiên trì đã dẫn tới thành công. Năm 1930, ở hội chợ Trường Đấu Xảo- Hà Đông, nón của ông Hai Cát đã được đánh giá rất cao và chính quyền sở tại đã cấp giấy hành nghề, hiệp hội Hàng nón chứng nhận chất lượng cao hơn nón Huế và ông đã trở về bản quán với nghề làm nón mới cùng với 6 cái giấy phéo dạy nghề làm nón xuyên suốt từ Hà Đông, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng.

   Làng Chuông đã tiêu tàn lắm, người dân li tán gần hết nhưng rồi nhờ tài năng và danh tiếng của Hai Cát sau một năm, số người làng quay về ngày một đông, hồi sinh lại làng Chuông sau 30 năm tưởng sẽ không bao giờ làm nón nữa.

2. Liên hệ thực tế

Câu 2 (trang 95 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

a. Em hãy liệt kê các làng nghề ở địa phương em theo bảng sau

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 6: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

b. Theo em, làng nghề có vai trò như thế nào đối với cuộc sống ở địa phương em?

c. Em có thể làm gì để giữ gìn và phát huy làng nghề ở địa phương?

Trả lời:

a. Hoàn thành bảng:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 6: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

b. Vai trò của làng nghề đối với cuộc sống ở địa phương em:

   - Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương

   - Cung cấp các mặt hàng thủ công phục vụ đời sống nhân dân và xuất khẩu ra nước ngoài.

   - Lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của cha ông từ nhiều đời trước

c. Để giữ gìn và phát huy làng nghề ở địa phương, em có thể quảng bá và giới thiệu làng nghề truyền thống của gia đình, làng xã mình cho bạn bè, người thân và bạn bè khắp nơi...

Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học