Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn

1. Nói về một dãy núi em biết theo các câu hỏi gợi ý sau:

Câu 1 (trang 50 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

a. Nêu tân dãy núi. Dãy núi đó ở đâu?

b. Hãy mô tả dãy núi đó.

Trả lời:

   a. Dãy núi em biết là dãy Hoàng Liên Sơn. Dãy núi đó ở khu vực Tây Bắc.

   b. Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất ở nước ta, được gọi là nóc nhà Đông Dương. Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cao hơn 2000m, đỉnh núi nhọn, sườn núi rất dốc…

2. Quan sát lược đồ hình 1 và cùng trao đổi

Câu 2 (trang 50 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

a. Đọc tên những dãy núi được thể hiện trên lược đồ hình 1

b. Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ hình 1

c. Đỉnh núi Phan-xi-păng thuộc dãy núi nào và cao bao nhiêu mét?

d. Chỉ vị trí của Sapa trên lược đồ hình 1

e. Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét về nhiệt độ trung bình của Sapa vào tháng 1 và tháng 7.

Trả lời:

   a. Những dày núi được thể hiện trên hình 1 là: Hoàng Liên Sơn, sông Ngâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

   b. Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở Sapa

   c. Đỉnh núi Phan-xi-păng thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cao 3143 mét.

   e. Dựa vào bảng số liệu ta thấy, nhiệt độ trung bình của Sapa vào tháng 1 thấp hơn nhiệt độ trung bình tháng 7.

3. Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi

Câu 1 (trang 51 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

- Ghép 1 từ ở cột A với một cụm từ thích hợp ở cột B để nói về đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn  | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Trả lời:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn  | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

4. Chỉ trên bản đồ và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn

Câu 1 (trang 53 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

5. Quan sát hình và trả lời

Câu 2 (trang 53 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

   - Kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao?

   - Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc có trong hình 3

   - Em biết gì về bản làng, nhà sàn và lễ hội ở Hoàng Liên Sơn?

Trả lời:

- Các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao là:

    + Dân tộc Thái

    + Dân tộc Dao

    + Dân tộc Mông

- Trang phục của các dân tộc chủ yếu được dệt thổ cẩm rất đẹp, nhiềuhoa văn. Mỗi dân tộc có những trang phục riêng. Tuy nhiên, càng lên cao trang phục các dân tộc càng dày hơn, kín hơn để đỡ lạnh.

- Ở Hàng Liên Sơn, các bản làng thưa thớt, nằm cách xa nhau. Họ chủ yếu sống ở nhà sàn để nhằm tránh ẩm thấp và thú dữ. Ở đây, lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân như hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng… với các hoạt động: thi hát, múa sạp, ném còn…

6. Khám phá chợ phiên ở vùng cao

Câu 1 (trang 54 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

   - Người dân đến chợ bằng phương tiện gì?

   - Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ

Trả lời:

   - Thông thường, người dân ở đây đi lại bằng ngựa hoặc đi bộ.

   - Một số hàng hóa bán ở chợ vùng cao là: quần áo dệt, rau củ, măng, hoa quả, dao, lợn…

7. Tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân của Hoàng Liên Sơn

Câu 1 (trang 55 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

8. Đọc và ghi vào vở

Câu 1 (trang 56 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

1. Làm bài tập

Câu 2 (trang 56 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

a. Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai

A1. Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc

A2. Ở Hoàng Liên Sơn, dân cư đông đúc, có nhiều dân tộc cùng chung sống

A3. Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống thành làng quây quần bên nhau

A4. Để tránh thú dữ và ẩm thấp, một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn đã dựng nhà sàn để ở.

A5. Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường có trang phục nhiều màu sắc.

Trả lời:

* Những câu đúng là:

   - A1. Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc

   - A4. Để tránh thú dữ và ẩm thấp, một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn đã dựng nhà sàn để ở.

   - A5. Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường có trang phục nhiều màu sắc

2. Liên hệ thực tế

Câu 1 (trang 57 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

   - Chợ nơi em sống có gì giống và khác với phiên chợ vùng cao?

Trả lời:

   - Chợ nơi em sinh sống khác nhiều so với những phiên chợ vùng cao.

   - Chợ quê em được xây dựng khang trang thành những ô bán hàng nhất định, các mặt hàng đa dạng, phong phú, từ thức ăn, hoa quả, đồ dân dụng, quần áo, đồ chơi….

   - Tất cả các ngày trong tuần đều họp chợ.

3. Hoàn thành phiếu học tập

Câu 2 (trang 57 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

- Vẽ mũi tên nối các ô thích hợp với nhau để thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở Hoàng Liên Sơn.

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn  | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Trả lời:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn  | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

4. Chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”

Câu 3 (trang 57 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

- Quan sát hình 5 cùng thảo luận về quy trình sản xuất phân lân

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn  | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Trả lời:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn  | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Câu 1 (trang 58 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

- Chọn một chủ đề mà em quan tâm (gợi ý: một lễ hội, nhà sàn, ruộng bậc thang, Sapa, đỉnh núi Phan-xi-păng)

- Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề đã chọn và tạo ra một sản phẩm về chủ đề đó.

Trả lời:

Ví dụ : Sapa

Tên gọi của thị xã xuất phát từ tên thị trấn Sa Pa cũ. Thị trấn này ra đời vào cỡ 1905, khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện. Tên "Sa Pả" là tên vốn có theo tiếng H'Mông ở vùng này, có nghĩa là "bãi cát", người Pháp viết tên khu là "Chapa", vì âm "S" phát âm cứng gần như "Ch" trong tiếng Pháp và "S" trong tiếng Việt chuẩn. Dấu tích còn lại của tên vùng là phường Sa Pả ngày nay. Cùng với các tên đó là loạt tên xã theo tiếng H'Mông như Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình,...

Có nhà nghiên cứu về Sa Pa nghĩ rằng, tên gọi Sa Pa bắt nguồn từ chữ Chapa, tên gọi tắt của đại úy nam tước thủy quân lục chiến Đờ-Cha-pa. Ông này, sau khi tiến công theo sông Đà lên Điện Biên, Lai Châu, Phong Thổ tiêu diệt tàn quân Thái – Mèo và quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc đã chiếm được những ngôi làng của người Mông - Sa Pa ngày nay. Để thưởng công cho đại úy, Bộ chỉ huy đã đặt tên cho làng Mông đó là Chapa và in ấn trên bản đồ. Người Việt đọc chệch Chapa thành Sa Pa[3].

Dẫu vậy ý kiến này thiếu cơ sở, và không có tư liệu nào khác để kiểm chứng. Người Pháp khá thận trọng khi đặt địa danh ở vùng núi hoặc vùng thưa dân. Điều này là do trước đây một thế kỷ thì các buôn bản cách nhau hàng ngày đường, sẽ rất rắc rối nếu cần tìm người địa phương khuân đồ đến địa danh mà họ không biết. Vì thế những tên vùng ở miền núi như Dalat (Đà Lạt, có gốc là Đạ Lát hay Đạ Lạch) thì người Pháp chỉ chuyển sang đọc kiểu Pháp các tên bản địa của dân tộc đang hỗ trợ họ ở vùng đó. Tại vùng xuôi đông người Pháp, hoạt động nhộn nhịp và tầng lớp thị dân dễ chấp nhận tiếng Pháp thì người Pháp mới đặt tên Pháp, như "cảng Courbet" (Bãi Cháy, Hồng Gai), hay "Cap Saint Jacque" (Mũi Ô Cấp, Vũng Tàu). Mặt khác nếu tra tên họ người Pháp và người Âu gần nước Pháp, sẽ chẳng thấy tên "Đờ-Cha-pa" ở đâu cả.

Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học