Giải Lịch sử lớp 6 Chương 3: Xã hội cổ đại - Cánh diều

Giải bài tập Lịch sử lớp 6 Chương 3: Xã hội cổ đại ngắn nhất sách Cánh diều giúp học sinh trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch sử 6 Chương 3 dễ dàng.




Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Câu hỏi mở đầu trang 26 Lịch Sử lớp 6: Vườn treo Ba-bi-lin (Lưỡng Hà) và quần thể kim tư tháp Gi-za (Ai Cập) là hai trong bảy kì quan thế giới cổ đại. Trong đó, quần thể kim tự tháp Gi-za vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Vậy cư dân Lưỡng Hà và Ai Cập đã xây dựng những công trình này như thế nào? Những thành tựu văn hóa chủ yếu của họ là gì?

Trả lời:

* Cách xây dựng kim tự tháp và vườn treo Ba-bi-lon:

- Xây dựng kim tự tháp: người Ai Cập cổ đại đã sử dụng mặt phẳng nghiêng để vận chuyển các khối đá và vật liệu lên cao để xây dựng kim tự tháp:

Câu hỏi mở đầu trang 26 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

- Xây dựng vườn treo Ba-bi-lon:

+ Vườn treo Babylon được xây dựng bên bờ sông Ơ-phơ-rát. Vườn có dạng vuông gồm bốn tầng. Vườn có đủ hoa thơm, cỏ lạ, các loại cây quý hiếm.

* Thành tựu văn hóa chủ yếu của người Ai Cập và Lưỡng Hà:

- Lịch pháp:

+ Theo lịch của Ai Cập một năm có 360 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.

+ Cư dân Lưỡng Hà chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Cư dân Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn.

+ Người Ai Cập và Lưỡng Hà đều sùng bái nhiều vị thần tự nhiên.

- Chữ viết: 

+ Cư dân Ai Cập viết chữ tượng hình trên giấy Pa-pi-rút.

+ Cư dân Lưỡng Hà viết chữ trên đất sét (còn gọi là chữ hình nêm).

- Toán học:

+ Hình học: người Ai Cập biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn.

+ Số học: cư dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.

- Kiến trúc: kim tự tháp, tượng Nhân sư ở Ai Cập; thành Ba-bi-lon và vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.

Câu hỏi 1 trang 27 Lịch Sử lớp 6:

Yêu cầu số 1: Quan sát lược đồ hình 6.1 và đọc thông tin, hãy cho biết điều kiện tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

Câu hỏi 1 trang 27 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Yêu cầu số 2: Quan sát hình 6.2 và đọc thông tin, hãy cho biết những “tặng phẩm” mà sông Nin đem đến cho Ai Cập là gì?

Câu hỏi 1 trang 27 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Đồng bằng phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào… thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế ⇒ sớm đưa tới sự phân hóa xã hội thành các tầng lớp: quý tộc, nông dân công xã, nô lệ,...

-  Những “tặng phẩm” mà sông Nin đem đến cho cư dân Ai Cập:

+ Bồi đắp phù sa ⇒ hình thành nên những đồng bằng rộng lớn và màu mỡ.

+ Cung cấp nguồn nước phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.

+ Là con đường giao thông huyết mạch, giúp kết nối các vùng/ miền ở Ai Cập.

+ Cung cấp nguồn thủy sản…

Câu hỏi 1 trang 27 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi 2 trang 28 Lịch Sử lớp 6: Nêu quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà.

Trả lời:

- Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập:

+ Khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập.

+ Đứng đầu nhà nước là Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao.

- Quá trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà:

+ Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me xây dựng các nhà nước thành bang; sau đó, nhiều nhà nước của người Ác-cát, Ba-bi-lon... ra đời.

+ Đứng đầu nhà nước là En-xi, có quyền lực tối cao.

Bài 7: Ấn Độ cổ đại

Câu hỏi mở đầu trang 31 Lịch Sử lớp 6: Sông Hằng là một trong các con sông có vai trò quan trọng đối với sự hình thành của nền văn minh Ấn Độ thời cổ đại. Vậy các con sông đã tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ? Những thành tựu văn hóa của Ấn Độ thời cổ đại là gì?

Trả lời:

- Tác động của các con sông tới sự hình thành của nền văn minh Ấn Độ cổ đại:

+ Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú.

+ Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng trong cả nước.

+ Bồi tụ nên các đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.

+ Có vị trí rất linh thiêng trong tâm thức của người Ấn Độ.

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ấn Độ thời cổ đại:

+ Tôn giáo: Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo như Hin-đu giáo và Phật giáo.

+ Chữ viết: chữ Phạn được sử dụng phổ biến...

+ Văn học: sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na…

+ Kiến trúc: các công trình kiến trúc ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo, nổi bật là kiến trúc Phật giáo và Hin-đu giáo.

+ Lịch pháp: chia một năm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, 5 năm thêm một tháng nhuận.

+ Toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số từ 0 – 9

Câu hỏi 2 trang 33 Lịch Sử lớp 6: Dựa vào sơ đồ hình 7.3, hãy kể tên các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại.

Câu hỏi 2 trang 33 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại:

+ Đẳng cấp Bra-ma (tăng lữ).

+ Đẳng cấp Ksa-tri-a (Quý tộc, chiến binh).

+ Đẳng cấp Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công).

+ Đẳng cấp Su-đra (những người thấp kém nhất trong xã hội).

Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Câu hỏi mở đầu trang 36 Lịch Sử lớp 6: Điều kiện tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Trung Quốc? Quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc đã diễn ra như thế nào? Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc là gì?

Trả lời:

* Tác động của điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí của Trung Quốc  ⇒ thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia/ vùng lãnh thổ.

- Các dòng sông lớn: Hoàng Hà và Trường Giang.

+ Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú.

+ Bồi tụ nên các đồng bằng rộng lớn, màu mỡ ⇒ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng.

+ Đặt ra nhu cầu trị thủy ⇒ thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại.

* Quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc

- Quá trình thống nhất:

+ Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nhà nước ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau.

+ Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN. 

+ Tần Thủy Hoàng đã áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật thống nhất trong cả nước.

- Xã hội phong kiến Trung Quốc bắt đầu hình thành dưới thời Tần Thủy Hoàng với sự ra đời của hai giai cấp: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

* Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc

- Tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất là: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.

- Sử học: các bộ sử nổi tiếng: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố,...

- Chữ viết:

+ Sáng tạo ra chữ viết từ sớm.

+ Chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú; hoặc trên thẻ tre, gỗ…

- Văn học:

+ Phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện.

+ Nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Kinh Thi (thời Xuân Thu), Sở từ (thời chiến quốc)…

- Về y học:

+ Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh.

+ Các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...

- Kỹ thuật: phát minh quan trọng về kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in...

- Kiến trúc: xây dựng Vạn lý trường thành.

Câu hỏi mở đầu trang 36 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi 1 trang 37 Lịch Sử lớp 6: Quan sát lược đồ hình 8.1, hình 8.2 và đọc thông tin, hãy nêu những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại.

Câu hỏi 1 trang 37 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Thuộc khu vực Đông Á; phía Đông giáp biển.

- Có các dòng sông lớn: sông Hồng Hà, sông Trường Giang

- Có nhiều đồng bằng phù sa rộng lớn, màu mỡ.

Câu hỏi 2 trang 38 Lịch Sử lớp 6:

Yêu cầu số 1: Quan sát lược đồ hình 8.3, hãy vẽ sơ đồ các mốc thời gian chủ yếu trong tiến trình Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc.

Câu hỏi 2 trang 38 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Yêu cầu số 2: Quan sát lược đồ hình 8.5 và cho biết xã hội phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng gồm những giai cấp chính nào?

Câu hỏi 2 trang 38 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

Câu hỏi 2 trang 38 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Yêu cầu số 2:

- Trong xã hội Trung Quốc dưới thời Tần có 2 giai cấp chính là:

+ Địa chủ.

+ Nông dân lĩnh canh.

Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Câu hỏi mở đầu trang 42 Lịch Sử lớp 6: Điều kiện tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã? Tổ chức nhà nước của Hy Lạp và La Mã có gì nổi bật? Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã là gì?

Trả lời:

* Tác động của điều kiện tự nhiên

- Tác động tới sự hình thành nhà nước

+ Do đất đai canh tác xấu nên đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả ⇒ có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời ở phương Tây.

+ Lãnh thổ bị chia cắt ⇒ diện tích mỗi thành bang tương đối nhỏ.

- Tác động tới đời sống kinh tế

+ Đất đai ít, khô cứng nên kinh tế nông nghiệp không phát triển mạnh.

+ Giàu tài nguyên khoáng sản, đường bờ biển dài… thuận lợi cho phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển.

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.

* Tổ chức nhà nước của Hy Lạp và La Mã

- Tổ chức nhà nước ở Hy Lạp:

 + Phần chủ yếu của đất nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh.

+ Mỗi thành bang là một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ; có chính quyền; quân đội, luật pháp; hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.

- Tổ chức nhà nước của La Mã:

+ Khoảng thế kỉ III TCN, La Mã lớn mạnh đã xâm chiếm các nước khác và trở thành một đế chế.

+ Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã.

+ Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ vai trò của Viện Nguyên Lão được coi trọng.

* Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã

- Lịch pháp: người Hy Lạp và La Mã đều làm ra dương lịch.

- Chữ viết:

+ Người Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ.

+ Người La Mã sáng tạo ra mẫu tự La-tin, số La Mã.

- Văn học: I-li-át và Ô-đi-xê là hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp.

- Sử học: Hy Lạp và La Mã xuất hiện những nhà sử học tiểu biểu như Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Pô-li-biu-xơ...

- Khoa học cơ bản: Hy Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học, với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét...

- Kiến trúc: người Hy Lạp và La Mã đã tạo nên rất nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ.

Câu hỏi 1 trang 43 Lịch Sử lớp 6: Dựa vào các lược đồ hình 9.1 và 9.2 đọc thông tin, hãy:

- Xác định vị trí địa lí của Hy Lạp, La Mã cổ đại.

- Trình bày điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã.

Câu hỏi 1 trang 43 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

* Xác định vị trí địa lí của Hi Lạp, La Mã cổ đại

- Hi Lạp cổ đại có lãnh thổ rộng lớn, bao gồm miền lục địa Hi Lạp; miền đất ven bờ Tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê.

- Nơi khởi sinh nền văn minh La Mã cổ đại là: bán đảo Italia và 3 đảo lớn: Xi-xin, Cooc-xơ và Xác-đe-nhơ. Sau này, lãnh thổ Ma Mã từng bước được mở rộng.

* Điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành của văn minh Hi Lạp, La Mã:

- Do đất đai canh tác xấu nên đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời ở phương Tây.

- Lãnh thổ bị chia cắt ⇒ diện tích mỗi thành bang tương đối nhỏ.

- Đất đai ít, khô cứng nên kinh tế nông nghiệp không phát triển mạnh.

- Giàu tài nguyên khoáng sản, đường bờ biển dài… thuận lợi cho phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển.

Câu hỏi 1 trang 43 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.

Câu hỏi 2 trang 44 Lịch Sử lớp 6:

Yêu cầu số 1: Trình bày tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp.

Yêu cầu số 2: Hãy kể tên các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten.

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Phần chủ yếu của đất nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh.

- Mỗi thành bang là một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ; có chính quyền; quân đội, luật pháp; hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ… riêng.

+ Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau.

Câu hỏi 2 trang 44 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Yêu cầu số 2:

- Các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten:

+ Quý tộc, chủ nô.

+ Công dân A-ten.

+ Kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư).

+ Nô lệ.

Tham khảo lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 Cánh diều ngắn gọn nhất khác:


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác