Giải Lịch sử lớp 6 Chương 1: Vì sao cần học lịch sử? - Cánh diều

Giải bài tập Lịch sử lớp 6 Chương 1: Vì sao cần học lịch sử? ngắn nhất sách Cánh diều giúp học sinh trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch sử 6 Chương 1 dễ dàng.




Bài 1: Lịch sử là gì?

Câu hỏi mở đầu trang 5 Lịch Sử lớp 6: “Dân ta phải biết sử ta / cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, em hãy cho biết ý nghĩa của 2 câu thơ trên.

Trả lời:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn chúng ta trân trọng lịch sử nước nhà để:

+ Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

+ Biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông.

Câu hỏi 1 trang 6 Lịch Sử lớp 6:

1. Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) có phải là lịch sử không? Vì sao?

2. Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

Trả lời:

1. Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đã từng diễn ra trong quá khứ của dân tộc Việt Nam, do đó sự kiện này là lịch sử.

Câu hỏi 1 trang 6 Lịch Sử lớp 6 | Cánh diều (ảnh 1)

2. Khái niệm lịch sử và môn lịch sử:

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

Câu hỏi 2 trang 7 Lịch Sử lớp 6:

1. Quan sát các hình từ 1.3 đến 1.6, hãy cho biết kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội đã có sự thay đổi như thế nào? Chúng ta có cần phải biết về sự thay đổi đó không? Vì sao?

Câu hỏi 2 trang 7 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

2. Sự kiện trong hình 1.7 đánh dấu bước ngoặt lịch sử nào của dân tộc Việt Nam?

Câu hỏi 2 trang 7 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

3. Vì sao cần phải học môn Lịch sử?

Trả lời:

* Yêu cầu số 1:

- Qua các bức hình từ 1.3 đến 1.6, có thể thấy: kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội đã có sự thay đổi lớn:

+ Nông nghiệp từ chỗ sử dụng sức lao động của con người đã chuyển sang sử dụng máy móc.

+ Đầu thế kỉ XIX, hệ thống giao thông ở Hà nội chủ yếu là giao thông đường bộ. Tới thế kỉ XXI, hệ thống giao thông đã phát triển, ngày càng được mở rộng và hiện đại.

- Chúng ta cần phải biết về sự thay đổi đó, vì: thông qua đó, chúng ta sẽ thấy: trân trọng những gì mình đang có, biết ơn tổ tiên, đồng thời, thúc đẩy chúng ta ngày càng khám phá, tìm tòi và cải tiến để ngày càng hiện đại hơn.

* Yêu cầu số 2:

- Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (2/9/1945), đã đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của Cách mạng tháng Tám (1945), mở ra một kĩ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 

Câu hỏi 2 trang 7 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

* Yêu cầu số 3:

- Học lịch sử giúp chúng ta:

+ Biết được: cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

+ Biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông.

+ Biết và hiểu được tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.

+ Rút ra bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ hiện tại và tương lai.

Bài 2: Thời gian trong lịch sử?

Câu hỏi mở đầu trang 10 Lịch Sử lớp 6: “Canh tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 (1010)… Mùa thu, tháng 7, vua dời kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi gọi là thành Thăng Long”. Căn cứ vào thông tin nào trong đoạn trích trên để biết được sự kiện này đã diễn ra trong lịch sử?

Trả lời:

- Căn cứ vào thông tin: “Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ nhất… Mùa thu, tháng 7”

Câu hỏi 1 trang 10 Lịch Sử lớp 6: Quan sát bảng trên và cho biết căn cứ vào thông tin nào để sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau?

Quan sát bảng trên và cho biết căn cứ vào thông tin nào để sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau? (ảnh 1)

Trả lời:

- Dựa trên cơ sở: thời gian diễn ra để sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước – sau.

+ Mốc thời gian nhỏ ⇒ sự kiện diễn ra trước ⇒ được sắp xếp trước.

+ Mốc thời gian lớn ⇒ sự kiện diễn ra sau ⇒ được sắp xếp sau.

Câu hỏi 2 trang 12 Lịch Sử lớp 6:

1. Quan sát hình 2.2 và cho biết tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày nào, ngày âm lịch là ngày nào?

Câu hỏi 2 trang 12 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

2. Dựa vào sơ đồ hình 2.3, hãy giải thích khái niệm trước Công nguyên và Công Nguyên?

Câu hỏi 2 trang 12 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

3. Quan sát sơ đồ hình 2.4, hãy cho biết mỗi thập kỉ, thế kỉ và thiên niên kỉ là bao nhiêu năm?

Câu hỏi 2 trang 12 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Yêu cầu số 1:

+ Ngày dương lịch là ngày 25 tháng 1 năm 2020.

+ Ngày âm lịch là ngày 1 tháng 1 năm 2020.

- Yêu cầu số 2:

+ Trước Công Nguyên là thời điểm trước khi Chúa Giêsu được sinh ra.

+ Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu tính theo năm chúa Giêsu ra đời.

- Yêu cầu số 3:

+ 1 thập kỉ = 10 năm.

+ 1 thế kỉ = 100 năm.

+ 1 thiên niên kỉ = 1000 năm.

..............................

..............................

..............................

Tham khảo lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 Cánh diều ngắn gọn nhất khác:


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác