Vì sao hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEF (h.141) lại có cùng diện tích



Bài 27 trang 125 SGK Toán 8 Tập 1: Vì sao hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEF (h.141) lại có cùng diện tích? Suy ra cách vẽ một hình chữ nhật có cùng diện tích với một hình bình hành cho trước.

Giải bài 27 trang 125 Toán 8 Tập 1 | Giải bài tập Toán 8

Lời giải:

Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEF có đáy chung là AB và có chiều cao bằng nhau, vậy chúng có diện tích bằng nhau.

Suy ra cách vẽ một hình chữ nhật có cùng diện tích với một hình bình hành cho trước:

- Lấy một cạnh của hình bình hành ABEF làm một cạnh của hình chữ nhật cần vẽ, chẳng hạn cạnh AB.

- Vẽ đường thẳng EF.

- Từ A và B vẽ các đường thẳng vuông góc với đường thẳng EF chúng cắt đường thẳng EF lần lượt tại D, C. Vẽ các đoạn thẳng AD, BC.

ABCD là hình chữ nhật có cùng diện tích với hình bình hành ABEF đã cho.

Kiến thức áp dụng

+ Diện tích hình chữ nhật là tích của chiều dài và chiều rộng

+ Diện tích của hình bình hành là tích của một cạnh với chiều cao tương ứng với cạnh đó.

Các bài giải bài tập Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 4 khác


bai-4-dien-tich-hinh-thang.jsp


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học