Câu hỏi trắc nghiệm Tin học 8 Bài 7: Câu lệnh lặp có đáp án
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Tin học 8 Bài 7: Câu lệnh lặp có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Tin học 8.
Câu 1: Em hiểu lệnh lặp theo nghĩa nào dưới đây?
A. Một lệnh thay cho nhiều lệnh
B. Các câu lệnh được viết lặp đi lặp lại nhiều lần
C. Vì câu lệnh có tên là lệnh lặp
D. Cả (A), (B), (C) đều sai
Đáp án A
Giải thích: Lệnh lặp là một lệnh thay cho nhiều lệnh. Một lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần.
Câu 2: Lệnh lặp For, mỗi lần lặp giá trị của biến đếm thay đổi như thế nào?
A. Tăng 1
B. Tăng 2
C. Tăng 3
D. Tăng 4
Đáp án A
Giải thích: Trong lệnh lặp For thì sau mỗi lần lặp thì giá trị của biến đếm tự động tăng lên 1 đơn vị.
Câu 3: Sắp xếp thuật toán mô tả các bước để vẽ hình vuông:
(1) Nếu k < 4 thì trở lại Bước 2; Ngược lại, kết thúc thuật toán
(2) k → 0 (k là số đoạn thẳng đã vẽ được)
(3) k → k+1. Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước 90 độ sang phải
A. (1) – (3) – (2)
B. (2) – (1) – (3)
C. (2) – (3) – (1)
D. (3) – (2) – (1)
Đáp án C
Giải thích: k là số đoạn thẳng đã vẽ được, ban đầu k =0. Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước 90 độ sang phải. Sau mỗi lần vẽ thì kiểm tra k, nếu k < 4 thì tiếp tục vẽ cạnh tiếp theo, ngược lại (k=4) thì kết thúc thuật toán (vì đã đủ số cạnh hình vuông).
Câu 4: Trong câu lệnh lặp với số lần biết trước (For – do), số lần câu lệnh được thực hiện là?
A. ( < giá trị cuối > - < giá trị đầu >)
B. Tuỳ thuộc vào bài toán mới biết được số lần
C. ( < giá trị đầu > - < giá trị cuối >) +1
D. ( < giá trị cuối > - < giá trị đầu >) +1
Đáp án D
Giải thích: Số vòng lặp là biết trước và bằng giá trị cuối – giá trị đầu + 1
Câu 5: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:
S:=0;
For i:=1 to 5 do S:=S+i;
Giá trị của biến S bằng bao nhiêu?
A. 20
B. 15
C. 10
D. 0
Đáp án B
Giải thích:
Ban đầu S được gán giá trị bằng 0. Sau các vòng lặp S có giá trị là:
Với i=1 → S = 0 + 1= 1
Với i=2 → S = 1 + 2 = 3
Với i=3 → S = 3 + 3 = 6
Với i=4 → S = 6 + 4 = 10
Với i=5 → S = 10 + 5 = 15
Câu 6: Câu lệnh pascal nào sau đây là hợp lệ?
A. For i:= 1 to 10 do
writeln(‘A’);
B. For i:=1.5 to 10.5 do
writeln(‘A’);
C. For i= 1 to 10 do
writeln(‘A’);
D. For i:=100 to 1 do
writeln(‘A’);
Đáp án A
Giải thích:
B không hợp lệ vì: giá trị đầu và giá trị cuối không phải là số nguyên
C không hợp lệ vì: biến đếm i không phải là phép gán mà là phép so sánh
D không hợp lệ vì: giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối.
Câu 7: Vòng lặp for … do là vòng lặp:
A. Biết trước số lần lặp
B. Chưa biết trước số lần lặp
C. Biết trước số lần lặp nhưng giới hạn là <=50
D. Biết trước số lần lặp nhưng giới hạn là >=50
Đáp án A
Giải thích: Câu lệnh lặp sẽ thực hiện câu lệnh nhiều lần, mỗi lần là 1 vòng lặp. Số vòng lặp là biết trước và bằng (giá trị cuối – giá trị đầu + 1)
Câu 8: Trong pascal, cấu trúc lặp có bao nhiêu loại?
A. 1 loại duy nhất là lặp với số lần chưa biết trước
B. 2 loại: Lặp vô hạn lần và lặp hữu hạn
C. 2 loại: Lặp và không lặp
D. 2 loại: Lặp với số lần biết trước và lặp với số lần chưa biết trước
Đáp án D
Giải thích: Cấu trúc lặp có 2 loại: Lặp với số lần biết trước (for…to…do) và lặp với số lần chưa biết trước (while..do)
Câu 9: Hoạt động sau thuộc dạng cấu trúc lặp nào?
“Rô-bốt nhổ củ cải, mỗi bước đi rô-bốt nhổ 1 củ cải, rô-bốt nhổ đủ 100 củ cải thì dừng”
A. Lặp vô hạn lần
B. Lặp với số lần biết trước
C. Lặp với số lần chưa biết trước
D. Lặp đi lặp lại 10 lần
Đáp án B
Giải thích: Hoạt động của rô-bốt thuộc dạng lặp với số lần biết trước là lặp lại hành động nhổ củ cải 100 lần.
Câu 10: Cấu trúc được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện lặp lại một vài hoạt động nào đó được gọi là:
A. Cấu trúc tuần tự
B. Cấu trúc rẽ nhánh
C. Cấu trúc lặp
D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
Đáp án C
Giải thích: Cấu trúc lặp là cấu trúc được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện lặp lại một vài hoạt động nào đó.
Câu 11: Bạn Huân chạy bộ 10 vòng sân vận động. Hoạt động lặp trong ví dụ là:
A. chạy
B. đi
C. ăn
D. uống
Đáp án A
Giải thích: Trong hoạt động trên thì hoạt động lặp là “chạy”, số lần lặp là 10 vòng.
Câu 12: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là hoạt động lặp?
A. Em làm bài tập về nhà.
B. Mỗi sáng, em đều thức dậy lúc 6 giờ.
C. Em đọc sách.
D. Em đi chơi nhà bạn.
Đáp án B
Giải thích: vì hành động thức dậy lúc 6 giờ được thực hiện vào mỗi buổi sáng nên gọi là hoạt động lặp.
Câu 13: Cho đoạn chương trình sau:
Var i, n: integer;
Begin
S:=0;
For i:=1 to 6 do s := s + i;
Writeln(s);
End.
Đoạn chương trình trên, giá trị đầu là bao nhiêu?
A. 1
B. 5
C. 6
D. 7
Đáp án A
Giải thích: vì i=1 nên giá trị đầu là 1
Câu 14: Cho đoạn chương trình sau:
Var i, n: integer;
Begin
S:=0;
For i:=1 to 6 do s := s + i;
Writeln(s);
End.
Đoạn chương trình trên cho ra kết quả S là gì?
A. 10
B. 15
C. 21
D. 28
Đáp án C
Giải thích:
Ban đầu S được gán giá trị bằng 0. Sau các vòng lặp S có giá trị là:
Với i=1 → S = 0 + 1= 1
Với i=2 → S = 1 + 2 = 3
Với i=3 → S = 3 + 3 = 6
Với i=4 → S = 6 + 4 = 10
Với i=5 → S = 10 + 5 = 15
Với i=6 → S = 15 + 6 = 21
Câu 15: Cho đoạn chương trình sau:
Var i, n: integer;
Begin
S:=0;
For i:=1 to 6 do s := s + i;
Writeln(s);
End.
Trong đoạn chương trình trên thì câu lệnh s := s + i lặp lại bao nhiêu lần?
A. 0
B. 1
C. 6
D. 10
Đáp án C
Giải thích: Số lần lặp = 6 – 1 + 1 = 6
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 8 có đáp án năm 2022 mới nhất
- Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 9 có đáp án năm 2022 mới nhất
- Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 1 có đáp án năm 2022 mới nhất
- Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 2 có đáp án năm 2022 mới nhất
- Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 3 có đáp án năm 2022 mới nhất
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Tin học 8 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều