400 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 8 Python có đáp án | Trắc nghiệm Tin 8 Python

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 8 Python có đáp án và giải thích chi tiết được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để đạt điểm cao trong bài thi môn Tin học 8.


Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình (có đáp án)

Câu 1. Chương trình dịch là:

A. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể.

B. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp thành ngôn ngữ bậc cao.

C. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình cụ thể.

D. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy sang hợp ngữ.

Câu 2. Biên dịch là:

A. Chương trình dịch, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy, không thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.

B. Chương trình dịch, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.

C. Chương trình dịch, dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao. 

D. Chương trình dịch, lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh.

Câu 3. Thông dịch là:

A. Chương trình dịch, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy, không thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.

B. Chương trình dịch, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.

C. Chương trình dịch, dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao. 

D. Chương trình dịch, lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh.

Câu 4. Sự giống nhau giữa thông dịch và biên dịch là:

A. Không phải chương trình dịch.

B. Đều là chương trình dịch.

C. Đều dịch từ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao.

D. Đều dịch từ ngôn ngữ máy sang hợp ngữ.

Câu 5. Sự khác nhau giữa thông dịch và biên dịch là:

A. Thông dịch: lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh. Biên dịch: dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.

B. Biên dịch: lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh. Thông dịch: dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.

C. Biên dịch: dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ lập trình bậc thấp. Thông dịch: dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao.

D. Thông dịch: dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ lập trình bậc thấp. Biên dịch: dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao.

Câu 6. Lập trình là:

A. mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.

B. sử dụng cấu trúc dữ liệu để mô tả dữ liệu.

C. sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.

D. sử dụng cấu trúc dữ liệu để diễn đạt các thao tác của thuật toán.

Câu 7. Chương trình nguồn là:

A. Chương trình viết bằng mã nhị phân.

B. Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy.

C.Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp.

D. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao.

Câu 8. Chương trình đích là:

A. Chương trình viết bằng hợp ngữ.

B. Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy.

C. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Python.

D. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung không phụ thuộc vào loại máy.

B. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung phụ thuộc vào loại máy.

C. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

D. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp nói chung không phụ thuộc vào loại máy.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có thể được nạp trực tiếp vào bộ nhớ và thực hiện ngay, còn chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao phải được chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ máy mới có thể thực hiện được.

B. Chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể được gọi là chương trình dịch.

C. Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.

D. Chương trình dịch nhận đầu vào là chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp (chương trình nguồn), thực hiện chuyển đổi sang ngôn ngữ lập trình bậc cao (chương trình đích).

Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình (có đáp án)

Câu 1. Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có các thành phần cơ bản là:

A. Bảng chữ cái, cú pháp.

B. Bảng chữ cái và ngữ nghĩa.

C. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

D. Cú pháp và ngữ nghĩa.

Câu 2. Tên nào sau đây trong ngôn ngữ Python là đặt đúng theo quy cách:

A. Bai#1 

B. Bai   1

C. 1.Bai 1

D. Bai1

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biến?

A. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

B. Biến là đại lượng bất kì.

C. Biến là đại lượng không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

D. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tên dành riêng là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình có thể được sử dụng với ý nghĩa khác.

B. Tên do người lập trình đặt được dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng. Các tên này được trùng với tên dành riêng.

C. Tên dành riêng là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.

D. Hằng là các đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về “hằng”?

A. Hằng là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

B. Hằng là các đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Bao gồm: Hằng số học, hằng lôgic, hằng xâu.

C. Hằng là đại lượng bất kì.

D. Hằng không bao gồm: số học và lôgic.

Câu 6. Tên nào sau đây trong ngôn ngữ Python là đặt sai theo quy cách:

A. Bai#1 

B. Bai1

C. _Bai 1

D. Bai1_

Câu 7. Hãy cho biết biểu diễn nào dưới đây không phải là biểu diễn hằng trong Python:

A. ‘bai1’

B. 23

C. True

D. 2a

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tên dành riêng?

A. Tên dành riêng do người lập trình đặt cần khai báo trước khi sử dụng.

B. Là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.

C. Là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình được phép sử dụng với ý nghĩa khác.

D. Người lập trình khai báo tên dành riêng trước khi sử dụng.

Câu 9. Để chú thích 1 dòng trong python:

A. Đặt dấu # ở đầu dòng cần chú thích.

B. Đặt dòng cần chú thích trong cặp ngoặc {}.

C. Đặt dấu @ ở đầu dòng cần chú thích.

D. Đặt dấu # ở cuối dòng cần chú thích.

Câu 10. Hãy cho biết biểu diễn nào dưới đây là biểu diễn hằng trong Python:

A. bai1#

B. 23@

C. False

D. 2ab

....................................

....................................

....................................

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Tin học 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học