1500 câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 (sách mới, có đáp án) | Trắc nghiệm Tin 11
Trọn bộ 1500 Câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết, đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn tập trắc nghiệm Tin 11 từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Tin học 11.
Trắc nghiệm Tin học 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm Bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Trắc nghiệm Bài 25: Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Trắc nghiệm Bài 26: Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Trắc nghiệm Bài 27: Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Trắc nghiệm Bài 29: Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Trắc nghiệm Bài 31: Thực hành thiết lập thư viện chương trình
Trắc nghiệm Bài 18: Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khóa
Trắc nghiệm Bài 19: Thực hành tạo lập cơ sở dữ liệu và các bảng
Trắc nghiệm Bài 20: Thực hành tạo lập các bảng có khóa ngoài
Trắc nghiệm Bài 21: Thực hành cập nhật và truy xuất dữ liệu các bảng
Trắc nghiệm Bài 22: Thực hành cập nhật bảng dữ liệu có tham chiếu
Trắc nghiệm Bài 23: Thực hành truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng
Trắc nghiệm Tin học 11 Cánh diều
Trắc nghiệm Bài 10: Thiết kế chương trình từ trên xuống và phương pháp mô đun hoá
Trắc nghiệm Bài 11: Thực hành thiết kế và lập trình theo mo đun
Trắc nghiệm Bài 12: Thực hành thiết kế và lập trình theo mo đun tiếp theo
Trắc nghiệm Bài 13: Thực hành thiết kế và lập trình theo mo đun tiếp theo
Trắc nghiệm Bài 14: Thực hành về thư viện các hàm tự định nghĩa
Trắc nghiệm Bài 15: Cấu trúc dữ liệu danh sách liên kết và ứng dụng
Trắc nghiệm Tin học 11 Chân trời sáng tạo
Trong chương trình sách mới, môn Tin học 11 của bộ sách Chân trời sáng tạo không được duyệt nên sẽ học chung sách với môn Tin học 11 bộ sách Kết nối tri thức. Bên cạnh đó, trường THPT tùy thuộc vào trang thiết bị và đội ngũ Giáo viên còn có thể chọn sách Tin học 11 Cánh diều.
Lưu trữ: Trắc nghiệm Tin học 11 (sách cũ)
I/ Trắc nghiệm Tin 11 theo chương trình SGK
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 3: Cấu trúc chương trình
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 5: Khai báo biến
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 11: Kiểu mảng
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 12: Kiểu xâu
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 13: Kiểu bản ghi
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 15: Thao tác với tệp
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 16: Ví dụ làm việc với tệp
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 17: Chương trình con và phân loại
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 19: Thư viện chương trình con chuẩn
II/ Trắc nghiệm Tin 11 Python
- Trắc nghiệm Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 3: Cấu trúc chương trình (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 5: Khai báo biến (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 11: Kiểu mảng (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 12: Kiểu xâu (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 13: Kiểu bản ghi (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 15: Thao tác với tệp (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 16: Ví dụ làm việc với tệp (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 17: Chương trình con và phân loại (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 19: Thư viện chương trình con chuẩn (có đáp án)
III/ Trắc nghiệm Tin 11 C++
- Trắc nghiệm Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 3: Cấu trúc chương trình (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 5: Khai báo biến (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 11: Kiểu mảng (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 12: Kiểu xâu (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 13: Kiểu bản ghi (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 15: Thao tác với tệp (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 16: Ví dụ làm việc với tệp (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 17: Chương trình con và phân loại (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 19: Thư viện chương trình con chuẩn (có đáp án)
Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
Câu 1: Hãy chọn phương án ghép phù hợp nhất. Ngôn ngữ lập trình là gì:
A. Phương tiện để soạn thảo văn bản trong đó có chương trình
B. Ngôn ngữ Pascal hoặc C
C. Phương tiện diễn đạt thuật toán để máy tính thực hiện công việc
D. Phương tiện diễn đạt thuật toán
Trả lời: Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ để viết chương trình diễn đạt thuật toán giúp máy tính hiểu và thực hiện.
Đáp án: C
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây chắc chắn sai?
A. Lập trình là viết chương trình
B. Lập trình và chương trình là hai khái niệm tương đương, đều là cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình
C. Chương trình được tạo thành từ tổ hợp các câu lệnh và các khai báo cần thiết về biến, hằng, hàm, …
D. Chương trình chưa chắc là đã đúng nếu cho kết quả đúng với rất nhiều bộ dữ liệu vào.
Trả lời:
+ Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán. Hay lập trình chính là viết chương trình.
+ Chương trình được tạo thành từ tổ hợp các câu lệnh và các khai báo cần thiết về biến, hằng, hàm, …
→Lập trình và chương trình là hai không khái niệm tương đương⇒ Loại B.
Đáp án: B
Câu 3: Phát biểu nào sau đây chắc chắn sai?
A. Để giải bài toán bằng máy tính phải viết chương trình mô tả thuật toán giải bài toán đó
B. Mọi người sử dụng máy tính đều phải biết lập chương trình
C. Máy tính điện tử có thể chạy các chương trình
D. Một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải
Trả lời:
Lập chương trình là phải biết một hoặc một vài ngôn ngữ lập trình như: Pascal, C. C++…để viết trình. Việc học này thường rất khó và phức tạp vì vậy người sử dụng máy tính đơn thuần không nhất thiết phải biết lập trình mà chỉ việc biết thao tác đơn giản trên máy tính.
Đáp án: B
Câu 4: Hãy chọn phương án ghép đúng. Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ
A. Cho phép thể hiện các dữ liệu trong bài toán mà các chương trình sẽ phải xử lí
B. Dưới dạng nhị phân để máy tính có thể thực hiện trực tiếp
C. Diễn đạt thuật toán để có thể giao cho máy tính thực hiện
D. Có tên là "ngôn ngữ thuật toán" hay còn gọi là "ngôn ngữ lập trình bậc cao" gần với ngôn ngữ toán học cho phép mô tả cách giải quyết vấn đề độc lập với máy tính
Trả lời: Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ để viết chương trình, diễn đạt thuật toán giúp máy tính hiểu và thực hiện.
Đáp án: C
Câu 5: Hãy chọn phương án ghép đúng. Ngôn ngữ máy là
A. Bất cứ ngôn ngữ lập trình nào mà có thể diễn đạt thuật toán để giao cho máy tính thực hiện
B. Ngôn ngữ để viết các chương trình mà mỗi chương trình là một dãy lệnh máy trong hệ nhị phân
C. Các ngôn ngữ mà chương trình viết trên chúng sau khi dịch ra hệ nhị phân thì máy có thể chạy được
D. Diễn đạt thuật toán để có thể giao cho máy tính thực hiện
Trả lời: Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được. Mỗi chương trình là một dãy lệnh máy trong hệ nhị phân.
Đáp án: B
Câu 6: Hãy chọn phương án ghép đúng. Hợp ngữ là ngôn ngữ
A. Mà máy tính có thể thực hiện được trực tiếp không cần dịch
B. Có các lệnh được viết bằng kí tự nhưng về cơ bản mỗi lệnh tương đương với một lệnh máy. Để chạy được cần dịch ra ngôn ngữ máy
C. Mà các lệnh không viết trực tiếp bằng mã nhị phân
D. Không viết bằng mã nhị phân, được thiết kế cho một số loại máy có thể chạy trực tiếp dưới dạng kí tự
Trả lời: Hợp ngữ là ngôn ngữ có các lệnh được viết bằng kí tự nhưng về cơ bản mỗi lệnh tương đương với một lệnh máy. Để chạy được cần dịch ra ngôn ngữ máy
Đáp án: B
Câu 7: Hãy chọn phương án ghép sai. Ngôn ngữ lập trình bậc cao là ngôn ngữ
A. Thể hiện thuật toán theo những quy ước nào đó không phụ thuộc vào các máy tính cụ thể
B. Mà máy tính không hiểu trực tiếp được, chương trình viết trên ngôn ngữ bậc cao trước khi chạy phải dịch sang ngôn ngữ máy
C. Có thể diễn đạt được mọi thuật toán
D. Sử dụng từ vựng và cú pháp của ngôn ngữ tự nhiên (tiếng Anh)
Trả lời:
Ngôn ngữ lập trình bậc cao là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên ( một số từ viết tắt của tiếng Anh), có tính độc lập cao và ít phụ thuộc vào loại máy cụ thể. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao phải được dịch bằng chương trình dịch sang ngôn ngữ máy, máy mới hiểu và thực hiện được. Một số ngôn ngữ lập trình bậc cao: FORTRAN, COBOL, PASCAL, C…
Đáp án: D
Câu 8: Phát biểu nào không đúng trong các phát biểu dưới đây?
A. Chương trình dịch cho phép chuyển chương trình viết bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó sang chương trình trên ngôn ngữ máy để máy có thể thực hiện được mà vẫn bảo toàn được ngữ nghĩa của chương trình nguồn
B. Chương trình dịch giúp người lập trình có thể lập trình trên một ngôn ngữ lập trình gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ được nỗ lực lập trình, tăng cường hiệu suất lập trình
C. Chương trình dịch giúp tìm ra tất cả các lỗi của chương trình
D. Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch
Trả lời:
Mỗi chương trình viết bằng ngôn ngữ khác muốn máy tính thực hiện trên máy tính đều phải được dịch ra ngôn ngữ máy nhờ chương trình dịch. Chương trình dịch giúp người lập trình có thể lập trình trên một ngôn ngữ lập trình gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ được nỗ lực lập trình, tăng cường hiệu suất lập trình. Có hai chương trình dịch: thông dịch và biên dịch.
Đáp án: A
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về biên dịch và thông dịch?
A. Chương trình dịch của ngôn ngữ lập trình bậc cao gọi là biên dịch còn thông dịch là chương trình dịch dùng với hợp ngữ
B. Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch
C. Thông dịch lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh còn biên dịch phải dịch trước toàn bộ chương trình sang mã nhị phân thì mới có thể thực hiện được
D. Biên dịch và thông dịch đều kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh
Trả lời:
Mỗi ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch vì vậy ngôn ngữ bậc cao và hợp ngữ đều có chương trình thông dịch và biên dịch.
Đáp án: A
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng trong các phát biểu dưới đây?
A. Mỗi ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có đúng một chương trình dịch
B. Chương trình dịch gồm hợp dịch, thông dịch, biên dịch
C. Máy tính chỉ nhận biết được kí tự 0 và kí tự 1 nên chương trình bằng ngôn ngữ máy cũng phải được dịch sang mã nhị phân
D. Một ngôn ngữ lập trình bậc cao có thể có nhiều chương trình dịch khác nhau
Trả lời:
Một ngôn ngữ lập trình bậc cao có thể có nhiều chương trình dịch khác nhau như thông dịch và biên dịch. Bất kì một chương trình được viết bằng ngôn ngữ nào đều phải dịch sang ngôn ngữ máy.
Đáp án: D
Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng
A. Ngữ nghĩa trong ngôn ngữ lập trình phụ thuộc nhiều vào ý muốn của người lập trình tạo ra
B. Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có 3 thành phần là bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa, nên việc khai báo kiểu dữ liệu, hằng, biến,… được áp dụng chung như nhau cho mọi ngôn ngữ lập trình
C. Cú pháp của một ngôn ngữ lập trình là bộ quy tắc cho phép người lập trình viết chương trình trên ngôn ngữ đó
D. Các ngôn ngữ lập trình đều có chung một bộ chữ cái
Trả lời: Cú pháp của một ngôn ngữ lập trình là bộ quy tắc cho phép người lập trình viết chương trình trên ngôn ngữ đó. Dựa vào chúng, người lập trình và chương trình dịch biết được tổ hợp nào của các kí tự trong bảng ch ữ cái là hợp lệ và tổ hợp nào là không hợp lệ. Nhờ đó, có thể mô tả chính xác thuật toán để máy thực hiện.
Đáp án: C
Câu 2: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:
A. Ngoài bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa, một ngôn ngữ lập trình còn có các quy tắc để khai báo biến, hằng,…
B. Ngoài bảng chữ cái, có thể dùng các kí tự thông dụng trong toán học để viết chương trình
C. Chương trình có lỗi cú pháp có thể được dịch ra ngôn ngữ máy nhưng không thực hiện được
D. Cú pháp là bộ quy tắc dùng để viết chương trình
Trả lời:
Cú pháp là bộ quy tắc dùng để viết chương trình. Dựa vào chúng, người lập trình và chương trình dịch biết được tổ hợp nào của các kí tự trong bảng ch ữ cái là hợp lệ và tổ hợp nào là không hợp lệ. Nhờ đó, có thể mô tả chính xác thuật toán để máy thực hiện.
Đáp án: D
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về biến?
A. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
B. Biến là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
C. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
D. Biến có thể đặt hoặc không đặt tên gọi
Trả lời: Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Đáp án: B
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về hằng?
A. Hằng là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
B. Hằng là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
C. Hằng có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
D. Hằng được chương trình dịch bỏ qua
Trả lời: Hằng là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện hay có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Đáp án: A
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về tên?
A. Tên gọi là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
B. Tên gọi là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
C. Tên gọi có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
D. Tên gọi do người lập trình tự đặt theo quy tắc do từng ngôn ngữ lập trình xác định
Trả lời: Tên gọi do người lập trình tự đặt theo quy tắc do từng ngôn ngữ lập trình xác định, dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng. Các tên này không được trùng với tên dành riêng.
Đáp án: D
Câu 6: Trong tin học, hằng là đại lượng
A. Có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
B. Có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
C. Được đặt tên
D. Có thể thay đổi giá trị hoặc không thay đổi giá trị tùy thuộc vào bài toán
Trả lời:
Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình hay là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện.
Đáp án: B
Câu 7: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình là
A. Chương trình thông dịch và chương trình biên dịch
B. Chương trình dịch, bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa
C. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa
D. Tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình định nghĩa
Trả lời:
Các thành phần của ngôn ngữ lập trình là:
+ Bảng chữ cái là tập các kí tự được dùng để viết chương trình.
+ Cú pháp là bộ quy tắc để viết chương trình.
+ Ngữ nghĩa xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.
Đáp án: C
Câu 8: Khái niệm nào sau đây là đúng về tên dành riêng
A. Tên dành riêng là tên do người lập trình đặt
B. Tên dành riêng là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác
C. Tên dành riêng là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định đúng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại
D. Tên dành riêng là các hằng hay biến
Trả lời:
Tên dành riêng là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác.
Ví dụ:
+ Trong Pascal: program, use, type…
+ Trong C++: main, if, while…
Đáp án: B
Câu 9: Khai báo nào sau đây là đúng về tên chuẩn?
A. Tên chuẩn là tên do người lập trình đặt
B. Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác
C. Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại
D. Tên chuẩn là các hằng hay biến
Trả lời:
Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại với ý nghĩa và mục đích khác.
Ví dụ:
+ Trong Pascal: abs, sqr, sqrt…
+ Trong C++: cin, cout, getchar…
Đáp án: C
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất
A. Biến dùng trong chương trình phải khai báo
B. Biến được chương trình dịch bỏ qua
C. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
D. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
Trả lời: Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Biến dùng trong chương trình phải khai báo.
Đáp án: A
Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 3: Cấu trúc chương trình
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phần tên chương trình nhất thiết phải có
B. Phần khai báo bắt buộc phải có
C. Phần thân chương trình nhất thiết phải có
D. Phần thân chương trình có thể có hoặc không
Trả lời:
Cấu trúc một chương trình gồm:
+ Phần khai báo : có thể có hoặc không
+ Phần thân: Bắt buộc phải có
Đáp án: C
Câu 2: Từ khóa USES dùng để:
A. Khai báo tên chương trình
B. Khai báo hằng
C. Khai báo biến
D. Khai báo thư viện
Trả lời:
Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có sẵn một số thư viện cung cấp một số chương trình thông dụng đã được lập sẵn. Để sử dụng chương trình đó cần khai báo thư viện chứa nó. Ví dụ trong Pascal từ khóa USES dùng để khai báo thư viện, trong C++ là từ khóa # include.
Đáp án: D
Câu 3: Khai báo hằng nào là đúng trong các khai báo sau:
A. Const A : 50;
B. CONst A=100;
C. Const : A=100;
D. Tất cả đều sai
Trả lời: Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình. Cấu trúc khai báo hằng trong Pascal là: Const
Đáp án: B
Câu 4: Phần thân chương trình bắt đầu bằng ….và kết thúc bằng …?
A. BEGIN…END.
B. BEGIN…END
C. BEGIN…END,
D. BEGIN…END;
Trả lời:
Phân thân chương trình là dãy lệnh trong phạm vi được xác định bởi cặp dấu hiệu mở đầu và kết thúc tạo thành thân chương trình. Ví dụ thân chương trình trong Pascal là cặp từ khóa “ BEGIN…END.” .
Đáp án: A
Câu 5:Chọn câu phát biểu hợp lí nhất?
A. Khai báo hằng thường được sử dụng cho một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình
B. Biến đơn là biến chỉ nhận những giá trị không đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình
C. Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị không đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình
D. Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải có giá trị không đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình
Trả lời: Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình và có giá trị không đổi trong chương trình.
Đáp án: C
Câu 6: Chọn câu phát biểu hợp lí nhất?
A. Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí
B. Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải có một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình
C. Khai báo hằng thường được sử dụng cho kiểu của hằng
D. Biến đơn là biến chỉ nhận kiểu của hằng
Trả lời:
Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí. Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình được gọi là biến đơn.
Đáp án: A
Câu 7: Chọn câu phát biểu hợp lí nhất?
A. Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải có giá trị không đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình
B. Biến đơn là biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình
C. Khai báo hằng thường được sử dụng cho đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí
D. Biến đơn là biến chỉ nhận kiểu của hằng
Trả lời:
Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình được gọi là biến đơn.
Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí. Biến thường có giá trị thay đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình.
Đáp án: B
Câu 8: Xét chương trình Pascal dưới đây:
PROGRAM vi_du;
BEGIN Writeln ('Xin chao cac ban');
Writeln('Moi cac ban lam quen voi Pascal');
END.
Chọn phát biểu sai?
A. Khai báo tên chương trình là vi du
B. Khai báo tên chương trình là vi_du
C. Thân chương trình có hai câu lệnh
D. Chương trình không có khai báo hằng
Trả lời:
Khai báo tên chương trình là vi_du. Có hai câu lệnh để đưa ra màn hình hai câu:
‘ Xin chao cac ban
'Moi cac ban lam quen voi Pascal ’
Chương không có khai báo hằng, biến, thư viện…
Đáp án: A
Câu 9: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Trong phần khai báo, nhất thiết phải khai báo tên chương trình để tiện ghi nhớ nội dung chương trình
B. Dòng khai báo tên chương trình cũng là một dòng lệnh
C. Để sử dụng các chương trình lập sẵn trong các thư viện do ngôn ngữ lập trình cung cấp, cần khai báo các thư viện này trong phần khai báo
D. Ngôn ngữ lập trình nào có hệ thống thư viện càng lớn thì càng dễ viết chương trình
Trả lời:
+ Trong phần khai báo, không nhất thiết phải khai báo tên chương trình và dòng khai báo tên chương trình không là một dòng lệnh vì các lệnh được thực hiện trong thân chương trình → loại A. B.
+ Chưa chắc ngôn ngữ lập trình nào có hệ thống thư viện càng lớn thì càng dễ viết chương trình vì nó còn phụ thuộc vào ngôn ngữ, câu lệnh, từ khóa… của ngôn ngữ đó → loại D
+ Để sử dụng các chương trình lập sẵn trong các thư viện do ngôn ngữ lập trình cung cấp, cần khai báo các thư viện này trong phần khai báo
Đáp án: C
Câu 10: Chọn câu phát biểu hợp lí nhất?
A. Khai báo hằng thường được sử dụng cho một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình
B. Khai báo hằng còn xác định cả đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí
C. Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải có một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình
D. Khai báo hằng còn xác định cả kiểu của hằng
Trả lời:
Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình và có giá trị không đổi trong chương trình. Khi Khai báo hằng còn xác định cả kiểu dữ liệu của hằng.
Đáp án: D
....................................
....................................
....................................
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều