Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 6 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
Với câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 Bài 6 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Tin 11 Bài 6.
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 6: Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên internet
(Cánh diều) Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 6: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ (tiếp theo)
(Cánh diều) Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 6: Kiểm thử và sửa lỗi chương trình
(Cánh diều) Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 6: Làm phim hoạt hình trên Animiz
(Cánh diều) Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 6: Tạo báo cáo đơn giản
Lưu trữ: Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán (sách cũ)
Câu 1: Hãy chọn phương án đúng. Biểu thức: 25 mod 3 + 5 / 2 * 3 có giá trị là :
A. 8.0;
B. 15.5;
C. 15.0;
D. 8.5;
Trả lời:
+ Trong Pascal phép Mod là phép chia lấy phần dư, phép (/) là phép chia, (*) là phép nhân trong toán học.
+ Thứ tự thực hiện: Trong ngoặc trước, nếu không có ngoặc thực hiện nhân, chia, lấy phần nguyên (div), lấy phần dư (mod) thực hiện trước và cộng, trừ thực hiện sau.
Vậy giá trị của biểu thức là :
25 mod 3 + 5 / 2 * 3 = 1 + 2.5 x 3= 1+ 7.5 = 8.5
Đáp án: D
Câu 2: Những biểu thức nào sau đây có giá trị TRUE ?
A. ( 20 > 19 ) and ( ‘B’ < ‘A’ );
B. ( 4 > 2 ) and not( 4 + 2 < 5 ) or ( 2 >= 4 div 2 );
C. ( 3 < 5 ) or ( 4 + 2 < 5 ) and ( 2 < 4 div 2 );
D. 4 + 2 * ( 3 + 5 ) < 18 div 4 * 4 ;
Trả lời:
Trong pascal phép and, or, not có nghĩa là phép và, hoặc, phủ định trong toán học. vì vậy phép toán 4 > 2→ đúng
Phép toán not( 4 + 2 < 5 ) nghĩa là phủ định của 6 <5 là 6 > 5 → đúng.
Phép toán ( 2 >= 4 div 2 ) nghĩa là 2>=2→ đúng
⇒ Biểu thức có giá trị TRUE (đúng) là ( 4 > 2 ) and not( 4 + 2 < 5 ) or ( 2 >= 4 div 2 );
Đáp án: B
Câu 3: Biểu thức nào sau kiểm tra "n là một số nguyên dương chẵn"?
A. (n>0) and (n mod 2 = 0)
B. (n>0) and (n div 2 = 0)
C. (n>0) and (n mod 2 <> 0)
D. (n>0) and (n mod 2 <> 0)
Trả lời:
N là một số nguyên dương chẵn → n>0 và n chia hết cho 2 hay số dư bằng 0. Tương đương với phép mod trong Pascal ( n mod 2 = 0).
Đáp án: A
Câu 4: Cho biểu thức sau: (a mod 3 = 0) and (a mod 4 = 0)
Số a nhận giá trị nào sau đây để biểu thức cho kết quả là TRUE?
A. 24
B. 16
C. 20
D. 15
Trả lời:
Ta có : a mod 3 = 0→ phần dư bằng 0 → a chia hết cho 3
a mod 4 = 0 → Phần dư bằng 0 → a chia hết cho 4
⇒ a chia hết cho 12
Đáp án: A
Câu 5: Cho đoạn chương trình:
Begin
a := 100;
b := 30;
x := a div b ;
Write(x);
End.
Cho biết kết quả sau khi thực hiện lệnh :
A. 10
B. 33
C. 3
D. 1
Trả lời:
Ta có a := 100; gán cho a giá trị là 100
b := 30 ; gán cho b giá trị là 30
x := a div b =100 div 30 =3 ( div là phép lấy nguyên)
Đáp án: C
Câu 6: Trong Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng gì ?
A. Chia lấy phần nguyên
B. Chia lấy phần dư
C. Làm tròn số
D. Thực hiện phép chia
Trả lời: Trong Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng chia lấy phần dư còn phép toán DIV với số nguyên có tác dụng chia lấy phần nguyên.
Đáp án: B
Câu 7: Để thực hiện gán giá trị 10 cho biến X. Phép gán nào sau đây là đúng ?
A. X = 10;
B. X := 10;
C. X =: 10;
D. X : = 10;
Trả lời:
Để thực hiện gán giá trị 10 cho biến X là X := 10;
Cấu trúc câu lệnh gán là:
Đáp án: B
Câu 8: Hàm cho giá trị bằng bình phương của x là :
A. Sqrt(x);
B. Sqr(x);
C. Abs(x);
D. Exp(x);
Trả lời: Trong Pascal :
+ Hàm cho giá trị bằng bình phương của x là Sqr(x).
+ Hàm Sqrt(x) là hàm căn bậc hai
+ Hàm Abs(x) là hàm giá trị tuyệt đối
+ Hàm exp(x) là hàm lũy thừa của số e.
Đáp án: B
Câu 9: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, biểu thức số học nào sau đây là hợp lệ ?
A. 5a + 7b + 8c;
B. 5*a + 7*b + 8*c; (*)
C. {a + b}*c;
D. X*y(x+y);
Trả lời: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, không được bỏ dấu nhân (*) trong tích và chỉ dùng cặp ngoặc tròn để xác định trình tự thực hiện phép toán → loại A. C. D.
Đáp án: B
Câu 10: Biểu diễn biểu thức trong NNLT Pascal là
A. (a+b) + sqrt(a*a+2*b*c) / ( c – a / (a+b) )
B. (a+b) + sqr(a*a+2*b*c) / c – a / (a+b)
C. (a+b) + sqrt( sqr(a) + 2*b*c / c – a / (a+b)
D. (a+b) + sqr( sqrt(a) + 2*b*c) / (c – a / (a+b) )
Trả lời:
Thứ tự thực hiện phép toán:
+ Thực hiện trong ngoặc trước;
+ Trong dãy các phép toán không chứa ngoặc thì thực hiện từ trái sang phải, theo thứ tự nhân, chia, chia nguyên, lấy phần dư thực hiện trước và các phép cộng, trừ thực hiện sau.
Đáp án: A
Xem thêm các bài Câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 chọn lọc, có đáp án khác:
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 3: Cấu trúc chương trình
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 5: Khai báo biến
- Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều