Trắc nghiệm Tin học 11 C++ Bài 17 có đáp án (mới nhất)
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 Bài 17: Chương trình con và phân loại ngôn ngữ C++ sẽ giúp Giáo viên có thêm tài liệu Giảng dạy, giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Tin 11.
Trắc nghiệm Tin học 11 C++ Bài 17 có đáp án (mới nhất)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chương trình con?
A. Chương trình con là một lệnh mô tả một thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình.
B. Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và được thực hiện (được gọi) từ 1 vị trí trong chương trình.
C. Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và không thể thực hiện từ nhiều vị trí trong chương trình.
D. Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình.
Câu 2. Cấu trúc của hàm nhất thiết phải bao gồm:
A. < phần đầu>
< phần thân>
B. < phần đầu>
C. < phần thân>
D. < phần khai báo>
< phần thân>
Câu 3. Tham số hình thức là:
A. Các biến được khai báo ở < phần đầu>.
B. Các biến được khai báo ở chương trình chính.
C. Các biến được khai báo bất kì trong chương trình.
D. Tất cả các biến của chương trình.
Câu 4. Biến cục bộ là:
A. Các biến được khai báo để dùng riêng trong thân hàm.
B. Biến của chương trình con và chương trình chính.
C. Các biến được khai báo cho dữ liệu vào/ra.
D. Các biến của chương trình chính.
Câu 5. Trong lời gọi hàm sin(90), thì giá trị 90 là:
A. Biến toàn cục.
B. Tham số hình thức.
C. Tham số thực sự.
D. Biến cục bộ.
Câu 6. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về sin(x) :
A. Hàm trả về giá trị sin(x).
B. Không phải là hàm.
C. Không phải là hàm nhưng trả về 1 giá trị nào đó.
D. Hàm thực hiện một số thao tác nhất định nhưng không trả về giá trị nào.
Câu 7. Hàm trong C++ chia làm mấy loại:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 8. Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về hàm có kết quả (Fruitful functions)?
A. Là loại hàm thực hiện một số thao tác nào đó nhưng không trả về giá trị nào.
B. Là loại hàm thực hiện một số thao tác nào đó và trả về một số giá trị theo sau lệnh return.
C. abs(x) là hàm có kết quả (Fruitful functions).
D. Các hàm toán học đều là hàm có kết quả (Fruitful functions).
Câu 9. Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về hàm không có kết quả (Void functions)?
A. Hàm không có kết quả là hàm thực hiện một số thao tác nhất định nhưng không trả về giá trị nào.
B. Hàm không có kết quả là loại hàm thực hiện một số thao tác nào đó và trả về một số giá trị theo sau lệnh return.
C. setw() là hàm không có kết quả (Void functions)
D. setprecision() là hàm không có kết quả (Void functions)
Câu 10. Trong các hàm sau đây, hàm nào là hàm có kết quả (Fruitful functions) ?
A. sin(x)
B. cin
C. cout
D. setw()
Câu 11. Trong các hàm sau đây, hàm nào là hàm không có kết quả (Void functions)?
A. sin(x)
B. abs(x)
C. sqrt(x)
D. setw()
Câu 12. Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về lợi ích của chương trình con?
A. Tránh được việc phải viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh nào đó.
B. Không thuận tiện cho phát triển, nâng cấp chương trình.
C. Rất cần thiết và giúp mở rộng khả năng ứng dụng của ngôn ngữ.
D. Phục vụ cho quá trình trừu tượng hoá.
Câu 13. Cho đoạn chương trình con sau:
double Luythua(double x, int k)
{
double lt = 1.0;
for(int i = 1; i < k; i++) lt *= x;
return lt;
}
Biến x và k được gọi là:
A. Tham số hình thức.
B. Tham số thực sự.
C. Biến toàn cục.
D. Biến địa phương.
Câu 14. Biến toàn cục là:
A. Các biến được khai báo để dùng riêng trong thân hàm.
B. Biến được khai báo trong chương trình con.
C. Các biến được khai báo cho dữ liệu vào/ra.
D. Các biến của chương trình chính.
Câu 15 Cho đoạn chương trình sau:
double Luythua(double x, int k){
double lt = 1.0;
for(int i = 1; i < k; i++) lt *= x;
return lt;
}
int main()
{
cin>>x,y;
cout<< Luythua(x,y);
return 0;
}
Biến x, y trong đoạn chương trình trên được gọi là:
A. Tham số hình thức.
B. Biến toàn cục.
C. Tham số thực sự.
D. Biến cục bộ
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 C++ có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 19: Thư viện chương trình con chuẩn (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 3: Cấu trúc chương trình (có đáp án)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều