Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 13 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Sinh học 10 Bài 13.

Xem thêm giải sgk Sinh 10 Bài 13 cả ba sách:




Lưu trữ: Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất (sách cũ)

Bài giảng: Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)

1. Khái niệm năng lượng

- Là khả năng sinh công

- Chia làm 2 loại: Động năng và thế năng

+ Động năng: là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công

+ Thế năng: là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.

- Năng lượng tồn tại trong tế bào dưới nhiều dạng khác nhau như hoá năng, nhiệt năng,...chủ yếu là năng lượng dưới dạng liên kết hoá học.

2. ATP – đồng tiền năng lượng của tế bào

* Cấu tạo:

- ATP gồm bazơnitơ ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat.

- Là hợp chất cao năng, 2 nhóm phôtphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác trở thành ADP và lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP.

* Chức năng:

- Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào

- Vận chuyển chất qua màng

- Sinh công cơ học

- Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.

- Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng.

- Bản chất: đồng hoá, dị hoá.

+ Đồng hoá: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích luỹ năng lượng - dạng hoá năng.

+ Dị hoá: là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn, đồng thời giải phóng năng lượng.

Xem thêm Lý thuyết Sinh học 10 ngắn gọn, chi tiết hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

khai-quat-ve-nang-luong-va-chuyen-hoa-vat-chat.jsp

Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học