Điền tiếp vào cột bên phải 37.1 về các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính



Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 37 trang 162: Điền tiếp vào cột bên phải 37.1 về các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính, từ đó cho biết tỉ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào.

Trả lời:

Tỉ lệ giới tính Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính
- Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính 60/40.

- Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau.

Do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực.
Với loài kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC thì trứng nở ra toàn là cá thể cái; nếu đẻ trwunsg ở nhiệt độ trên 20oC thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự quy định giới tính ở hợp tử.
Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3, đôi khi tới 10 lần. Tập tính đa thê của sinh vật: mỗi cá thể đực có thể giao phối với nhiều cá thể cái.
Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với ố lượng nhiều hơn muỗi cái. Sự phân bố môi trường sống của cá thể đực và cá thể cái là khác nhau: do nguồn thức ăn khác nhau.
Ở cây thiên namtinh (Arisaema japonica) thuộc họ Ráy, rễ củ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chồi sẽ cho ra cây chỉ có cây cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa đực. Chất dinh dưỡng cung cấp cho sinh vật có thể ảnh hưởng tới tỉ lệ giao tử đực và cái.

⇒ Tỉ lệ giới tính của quần thể chịu tác động của các yếu tố: điều kiện sống của môi trường; mùa sinh sản; đặc điểm sinh sản; tập tính của quần thể; chất dinh dưỡng…

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Sinh học lớp 12 ngắn nhất, hay khác:


bai-37-cac-dac-trung-co-ban-cua-quan-the-sinh-vat.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học